Đạt Phương trúng thầu cầu vượt sông Đáy gần 1.200 tỷ đồng

Đạt Phương Ninh Bình
15:37 - 11/08/2023
Đạt Phương có nhiều kinh nghiệm trong xây cầu.
Đạt Phương có nhiều kinh nghiệm trong xây cầu.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Tập đoàn Đạt Phương (mã DPG) vừa công bố thông tin về việc trúng thầu dự án cầu vượt sông Đáy với tổng giá trị hợp đồng là hơn 1.174 tỷ đồng.

Cầu vượt thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng. Theo phương án được phê duyệt, cầu có tổng chiều dài tuyến chính khoảng 2 km, quy mô 4 làn xe. Dự án được đầu tư nhằm kết nối các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Ninh Bình và Nam Định, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Tập đoàn Đạt Phương thành lập 2002, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và đầu tư năng lượng. Chủ tịch HĐQT là ông Lương Minh Tuấn.

Ở lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp được biết đến là đơn vị thi công một số dự án thành phần Cao tốc Bắc – Nam, cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè, TP HCM), cầu Cửa Đại (Quảng Nam), cầu Mỹ Thuận 2, cầu Thủ Thiêm 2… Ở lĩnh vực bất động sản, DPG có 3 dự án đều nằm tại Quảng Nam là Khu đô thị Cồn Tiến, Khu đô thị Casamia, Casamia Calm Hoi An.

Quý 2/2023, doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 768 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với quý 1/2023 nhưng suy giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng của mảng xây lắp, tăng 10%, đạt 624 tỷ đồng; trong khi đó mảng bán điện thương phẩm giảm 24%, đạt 128 tỷ đồng; còn mảng kinh doanh bất động sản giảm 95%, chỉ đạt 14 tỷ đồng.

Trong quý, DPG có 9 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm 42% so với cùng kỳ; trong khi chi phí tài chính lên tới 49 tỷ đồng, tăng 14%. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 54 tỷ đồng, giảm 59%. Đây là mức lãi sau thuế thấp nhất 11 quý qua của DPG.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của DPG đạt 1.159 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, xây lắp vẫn là lĩnh vực chủ chốt “gồng gánh” doanh thu với 825 tỷ đồng, tăng 16%. Doanh thu bán điện thương phẩm đứng thứ hai với 296 tỷ đồng, giảm 14%, còn doanh thu kinh doanh bất động sản chỉ đạt 26 tỷ đồng, giảm 91%. Lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng, giảm 52%.

Năm 2023, DPG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.436 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 2022; lợi nhuận sau thuế hợp nhất 287,6 tỷ đồng, giảm 44,6%.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của DPG đạt 6.021 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 672 tỷ đồng, giảm 42%; các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cùng tăng 20%, lần lượt đạt 904 tỷ đồng và 1.312 tỷ đồng.

Nợ phải trả ở mức 3.776 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay chiếm 68% với 2.586 tỷ đồng, giảm 75 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 2.244 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,68 lần.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.