Dòng vốn cho bất động sản: "IPO và huy động vốn trên sàn chứng khoán là xu thế tất yếu"

bđs Việt nAM
09:49 - 14/12/2021
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
Theo nhận định của các chuyên gia, chính sách liên quan đến việc vay vốn ngân hàng hay phát hành trái phiếu cho lĩnh vực bất động sản sẽ ngày càng chặt chẽ hơn.

Trong 11 tháng vừa qua đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Các kênh huy động nguồn vốn như vay ngân hàng hay trái phiếu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ, các doanh nghiệp lựa chọn huy động vốn trên sàn chứng khoán từ các đối tác chiến lược.

Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2021 (VRES 2021) với chủ đề “Bắt mạch sức khỏe - Tổng quan thị trường bất động sản 2021” ngày 13/12, nhiều ý kiến chuyên gia dự báo trong năm 2022, niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2021 (VRES 2021) với chủ đề “Bắt mạch sức khỏe - Tổng quan thị trường bất động sản 2021”

Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2021 (VRES 2021) với chủ đề “Bắt mạch sức khỏe - Tổng quan thị trường bất động sản 2021”

Ông Lê Vũ Trường lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Kế toán Tài chính, EY Đông Dương chia sẻ "Việc IPO và huy động vốn trên sàn chứng khoán thời gian tới sẽ là một xu thế tất yếu. Bởi nếu nhìn vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan đến việc vay vốn hay phát hành trái phiếu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn và kênh huy động này sẽ càng ngày càng khó khăn hơn".

Tuy nhiên, theo ông Trường, việc IPO có đem lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự chuẩn bị của bản thân các doanh nghiệp. Đây sẽ là một kênh huy động vốn cực kỳ tốt nếu doanh nghiệp chuẩn bị tốt. Bởi khi đã lên sàn nghĩa là mọi thứ đều phải minh bạch, các thông tin của doanh nghiệp tới nhà đầu tư đều phải rõ ràng.

Ảnh tác giả

Rõ ràng, một doanh nghiệp được niêm yết trên sàn sẽ rất hấp dẫn các nhà đầu tư và bản thân khách hàng của họ

Ông Lê Vũ Trường, lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Kế toán Tài chính, EY Đông Dương

Ông Trường cũng cho biết thêm, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn đa ngành, đa nghề niêm yết trên sàn chứng khoán, thậm chí họ còn hướng đến mục tiêu niêm yết trên sàn quốc tế và tham gia vào các giao dịch xuyên biên giới, tận dụng nguồn vốn từ nước ngoài. Đây chính là cơ hội rất tốt cho nền kinh tế nói chung cũng như ngành bất động sản nói riêng.

Đồng quan điểm với ông Lê Vũ Trường, bà Dương Thùy Dung Giám đốc cấp cao của CBRE chia sẻ, quan điểm của các chuyên gia rất ủng hộ doanh nghiệp niêm yết cổ phần của mình trên sàn chứng khoán.

"Đây là một hình thức rất ưu việt và phát triển trên thế giới, một hướng đi toàn cầu và chúng ta phải nằm trong dòng chảy đó", bà Dung nói.

Dương Thùy Dung Giám đốc cấp cao của CBRE

Dương Thùy Dung Giám đốc cấp cao của CBRE

"Tuy đây là một hình thức huy động vốn hiệu quả nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp chuẩn bị kĩ đến đâu. Sự chuẩn bị này không chỉ nằm trên giấy tờ mà nó cần phải có một kế hoạch dài hạn trong nhiều năm. Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống phát triển kế hoạch kinh doanh,... và quỹ đất sử dụng." bà Dung thông tin.

Nhận định xu hướng, tỉ trọng nguồn vốn BĐS trong vài năm tới, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết: “Đó là việc siết trái phiếu doanh nghiệp BĐS; việc vay tiền từ các ngân hàng cũng diễn ra không đơn giản nữa. Xu hướng thời gian tới cho dòng vốn là IPO”.

Ông Quốc Anh nhận định: Bên cạnh đó, có một xu hướng là chứng khoán hóa BĐS thông qua các quỹ đầu tư BĐS. Ngoài ra, xu hướng phát triển đồng tiền kỹ thuật số, liên quan đến việc ứng dụng nó trong BĐS, tạo ra dòng vốn cũng là một kênh huy động vốn cần cân nhắc cho doanh nghiệp trong vài năm tới.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Hiện nay, tỉ trọng vốn đến từ ngân hàng và nguồn trái phiếu vẫn là quan trọng tuy nhiên sẽ giảm, nguồn liên quan đến IPO sẽ tăng và có một nguồn tiềm năng nữa đến từ người mua - là người đóng tiền và người mua cuối cùng. Đây sẽ là nguồn vốn chủ đạo trong 5-10 năm tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.