Eximbank có phó chủ tịch HĐQT mới

NGÂN HÀNG Việt nAM
09:47 - 26/01/2024
Ông Trần Tuấn Lộc (Trái) được bổ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Eximbank.
Ông Trần Tuấn Lộc (Trái) được bổ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Eximbank.
0:00 / 0:00
0:00
Trước khi đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT tại Eximbank, ông Trần Tấn Lộc đã trải qua nhiều vị trí như Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc của ngân hàng này.

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, Mã: EIB) ngày 25/1 có quyết định bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII.

Thời hạn bổ nhiệm dựa theo nhiệm kỳ của HĐQT tại nhiệm kỳ VII (2020 - 2025). Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 25/1/2024.

Trước khi đảm nhận vị trí mới do HĐQT giao, ông Trần Tấn Lộc từng giữ vị trí Tổng giám đốc ngân hàng này. Tuy nhiên, vào tháng 10/2023, ông Lộc đã có đơn xin từ nhiệm vị trí để tập trung vào nhiệm vụ tại HĐQT. Thay vào đó, ông Nguyễn Hoàng Hải được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc thay thế.

Ông Trần Tấn Lộc (sinh năm 1969) có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Từ tháng 8/1990, ông Lộc gia nhập Eximbank và làm việc tại các phòng ban khác nhau, ở những chức vụ như Phó Tổng giám đốc, quyền Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thường trực và Tổng giám đốc ... Về học vấn, ông Lộc tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM.

Như vậy, HĐQT Eximbank sẽ có 7 thành viên, trong đó bà Đỗ Hà Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tấn lộc giữ chức Phó Chủ tịch kiêm thành viên HĐQT tại ngân hàng này.

Về tình hình kinh doanh tại Eximbank, năm 2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 2.720 tỷ đồng, giảm 26,7% so với năm 2022 và mới chỉ thực hiện được 54,4% kế hoạch đã đề ra (5.000 tỷ đồng).

Đối với năm 2024, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, cao hơn 90,5% so với kết quả thực hiện được của năm 2023. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng, huy động vốn tiến thêm 10,5%, lên 175.000 tỷ đồng.

Ngân hàng này cũng đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 14,6%, lên 161.000 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu được giảm về ngang với năm 2022, ở mức 1,8%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.