Giá dầu tăng dựng ngược, vượt mốc 90 USD/thùng

DẦU THÔ THẾ GIỚI
11:45 - 04/02/2022
Giá dầu ngày 4/2 tăng dựng ngược. Nguồn: Internet.
Giá dầu ngày 4/2 tăng dựng ngược. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô vọt tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi cả hai loại dầu đều bứt phá mốc 90 USD/thùng kể từ năm 2014.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 4/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 90,29 USD/thùng, tăng 0,02 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với đầu giờ sáng ngày 3/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã tăng tới 2,65 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 91,12 USD/thùng, tăng 0,01 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 2,12 USD so với đầu giờ sáng ngày 3/2.

Giá dầu ngày 4/2 tăng vọt, đưa dầu thô Mỹ lần đầu vượt mốc 90 USD/thùng kể từ năm 2014, nhờ lo ngại về nguồn cung và tình hình thời tiết khắc nghiệt trên khắp nước Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng đà tăng muộn là nhờ lo ngại ngày càng lớn về khả năng thời tiết lạnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản lượng dầu ở Texas, làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung thắt chặt trên thị trường dầu thô thế giới.

Hiện đã có hơn 200.000 người đã bị mất điện trên khắp nước Mỹ, theo đó dấy lên hồi ức về cơn bão Ida một năm trước đã đánh sập nguồn điện của hàng triệu người dân Texas.

Tình hình thời tiết vô cùng khắc nghiệt tại Texas. Nguồn: Internet.

Tình hình thời tiết vô cùng khắc nghiệt tại Texas. Nguồn: Internet.

Theo ông Bob Yawger, giám đốc phòng năng lượng tương lai tại Mizuho, cho biết đây là sự cuồng loạn hoặc một loại sợ hãi. "Trong một giờ qua, điều này đã bắt đầu khiến giá dầu leo cao hơn", ông Yawger cho hay.

Thị trường cũng đang dõi theo diễn biến giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraina, theo Reuters.

Mỹ cảnh báo Nga đang có kế hoạch sử dụng một cuộc tấn công dàn dựng để biện minh cho việc xâm lược quốc gia láng giềng. Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho NATO và phương Tây về việc gia tăng căng thẳng, ngay cả khi ông đã điều động hàng nghìn binh sĩ đến gần biên giới Ukraina.

Ông Gary Cunningham, giám đốc nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy, nhận định những căng thẳng xung quanh cuộc xung đột Ukraina đang tạo ra sự hỗ trợ và nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, trong khi nguồn cung không thực sự tăng để đáp ứng tiêu thụ.

Giá dầu thô đã tăng trong nhiều tuần do kỳ vọng rằng nguồn cung sẽ thắt chặt hơn nữa ngay cả sau khi các nhà sản xuất OPEC+ duy trì mức tăng sản lượng vừa phải theo kế hoạch. Nhu cầu vẫn tiếp tục tăng, với biến thể Omicron chỉ tạm thời làm giảm tiêu dùng ở các nền kinh tế lớn.

OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, trong tuần này, đã đồng ý duy trì mức tăng sản lượng hàng tháng lên 400.000 thùng/ngày bất chấp áp lực tăng nguồn cung nhanh hơn từ người tiêu dùng.

Trong khi nguồn cung dầu có nguy cơ bị gián đoạn, thiếu hụt thì ở chiều hướng ngược lại, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu lại đang có dấu hiệu gia tăng. Theo EIA, tồn kho dầu thương mại tại Mỹ đã giảm 1 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược với mức dự báo tăng của giới phân tích. Tính trung bình 4 tuần, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu hiện đã ở mức 21,6 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 8/2019.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay còn được thúc đẩy mạnh bởi xu hướng tăng giá mạnh của khí tự nhiên.

Cụ thể, theo ghi nhận, giá khí tự nhiên đã tăng tới 15,79% trong phiên 3/2 khi lo ngại tình trạng giá lạnh ở Mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng khí ở Texas. Bên cạnh đó, giá khí tự nhiên tăng mạnh còn do Nga giảm sản lượng khí sang châu Âu sau khi vận hành lại đường ống Yamal nối từ Nga sang Đức trong một khoảng thời gian ngắn buổi sáng đã khiến cho tâm lý thị trường bị ảnh hưởng mạnh.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay ghi nhận giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp