Giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc sau khi tăng phi mã

DẦU THÔ THẾ GIỚI
15:36 - 22/01/2022
Thị trường xăng dầu 22/1. Nguồn: Internet.
Thị trường xăng dầu 22/1. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng nay do tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và triển vọng tiêu thụ có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 22/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 84,83 USD/thùng, giảm 0,72 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 21/1, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã tăng tới 1,96 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 87,78 USD/thùng, giảm 0,60 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 1,65 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 21/1.

Giá dầu ngày 22/1 giảm mạnh chủ yếu do lo ngại triển vọng tiêu thụ dầu thô có dấu hiệu chững lại và trong ngắn hạn có thể sẽ giảm khi nhiều nền kinh tế lớn ở châu Á chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Việc nhiều nước vẫn đang áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại cũng là yếu tố rủi ro đối với khả năng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Bên cạnh đó, áp lực nguồn cung dầu thô và tồn kho nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ gia tăng trong bối cảnh giới đầu tư chốt lời đã kéo giá dầu hôm nay giảm mạnh, sau khi giá dầu đạt đỉnh trong vòng 7 năm vào đầu tuần.

Tuy nhiên, cả hai loại dầu đều ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp, tăng khoảng 2% trong tuần này. Giá đã tăng hơn 10% từ đầu năm đến nay nhờ lo ngại về khả năng nguồn cung thắt chặt.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,6% xuống 87,89 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,5% xuống 85,14 USD.

Đầu tuần này, cả dầu thô Brent và dầu thô WTI đều đã tăng lên cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Đợt giảm giá mới nhất rất có thể là do sự kết hợp giữa hoạt động chốt lời trước cuối tuần và sự vắng mặt của các chất xúc tác tăng giá mới, nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết, lưu ý dữ liệu không khả quan từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

EIA đã báo cáo đợt tăng tồn kho dầu thô đầu tiên của Mỹ kể từ tháng 11 và tồn kho xăng ở mức cao nhất trong 11 tháng, so với kỳ vọng của ngành.

Theo ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, các nhà giao dịch năng lượng không ngạc nhiên khi thấy đà tăng của giá dầu chậm lại. “Giá dầu thô WTI giảm sau một đợt tăng bất ngờ của các kho dự trữ tại Mỹ và sau một phiên ‘tắm máu’ ở Phố Wall khiến các tài sản rủi ro rơi vào tình trạng rơi tự do”, ông Moya nói.

Giá dầu thô có thể không thể tăng lên 100 USD ngay, nhưng các yếu tố cơ bản từ phía nguồn cung chắc chắn hỗ trợ điều đó có thể xảy ra vào mùa hè, ông Moya cho biết thêm.

Các nhà phân tích khác cũng cho hay họ dự đoán áp lực đối với giá hiện tại sẽ được hạn chế do lo ngại về nguồn cung và nhu cầu tăng.

OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nhà sản xuất khác, đang gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu tăng sản lượng hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày, theo Reuters.

Trong khi căng thẳng ở Đông Âu và Trung Đông cũng làm gia tăng lo ngại về gián đoạn nguồn cung.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga không có đột phá lớn trong cuộc đàm phán về Ukraine hôm 21/1, nhưng đồng ý tiếp tục nói chuyện để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng gây lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 21/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu.

Giá xăng dầu trong nước tăng vào phiên điều chỉnh giá ngày 21/1. Nguồn: Internet.

Giá xăng dầu trong nước tăng vào phiên điều chỉnh giá ngày 21/1. Nguồn: Internet.

Theo đó, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định không thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với xăng E5 RON 92, dầu diesel, dầu hỏa; giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với xăng RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Đồng thời chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 400 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít.

Sau khi thực hiện giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/1. Như vậy giá xăng dầu đã tăng 3 phiên liên tiếp, đưa mặt hàng này lên mức giá khá cao.

Tin liên quan

Đọc tiếp