Giá dầu tiến sát mốc 130 USD sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga

DẦU THÔ THẾ GIỚI
08:44 - 09/03/2022
Mỹ ban hành lệnh cấm, Anh ngừng nhập khẩu dầu Nga khiến giá dầu thô trên thị trường tăng mạnh. Nguồn: Today.
Mỹ ban hành lệnh cấm, Anh ngừng nhập khẩu dầu Nga khiến giá dầu thô trên thị trường tăng mạnh. Nguồn: Today.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay, do Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga, trong khi Anh cho biết sẽ kết thúc mua dầu Nga vào cuối năm.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 9/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 125,64 USD/thùng, tăng 1,94 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 8/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2022 đã tăng tới 6,11 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 129,30 USD/thùng, tăng 0,11 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 6,89 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 8/3.

Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 9/3 do Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga và Anh cho biết sẽ kết thúc mua dầu Nga vào cuối năm 2022, giúp thị trường và các doanh nghiệp có thời gian tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Các quyết định này được cho là sẽ làm gián đoạn thêm thị trường năng lượng, do Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới từ 7 - 8 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu/ngày cho các thị trường toàn cầu.

Giá dầu tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung từ Nga, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới. Nguồn: Reuters.

Giá dầu tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung từ Nga, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới. Nguồn: Reuters.

Giá dầu đã tăng hơn 30% kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2 và việc Mỹ ùng các nước phương Tây khác áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã bị cô lập trước lệnh cấm do các thương nhân tìm cách tránh né lệnh trừng phạt trong tương lai.

Các đồng minh châu Âu dự kiến sẽ không tham gia với Mỹ trong lệnh cấm mua dầu của Nga, nhưng những người mua lớn tại đây đã tránh xa dầu có nguồn gốc từ Nga. Shell, một công ty lớn đáng chú ý mua dầu thô của Nga, đã phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích, gồm cả từ ngoại trưởng Ukraine. Hôm 8/3, Shell cho biết họ sẽ không tiếp tục mua dầu của Nga trong tương lai.

Sự gián đoạn có thể ảnh hưởng đến các thị trường năng lượng khác, vì dầu và các sản phẩm của Nga được sử dụng để tinh chế thành các hàng hóa khác. Ông Roger Diwan, phó chủ tịch dịch vụ tài chính của S&P Global, cho biết thị trường năng lượng đang ở giai đoạn đầu của làn sóng chấn động đó.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết sau thông báo trừng phạt rằng các đồng minh không chịu áp lực cấm vận dầu Nga.

"Chúng tôi không phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga và cũng không dựa vào khí đốt của Nga. Chúng tôi biết rằng các đồng minh của chúng tôi trên toàn thế giới có thể không ở cùng vị trí đó. Và vì vậy chúng tôi không yêu cầu họ làm như vậy", ông Granholm phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.

Matt Smith, nhà phân tích hàng đầu về dầu mỏ tại Kpler, cho biết bất chấp việc nhập khẩu của Mỹ từ Nga chỉ là quy mô nhỏ, lệnh cấm khiến nguồn cung trở nên thắt chặt hơn. "Đây chỉ là một đợt leo thang nữa trong một loạt các sự kiện đã đẩy giá dầu thô và sản phẩm lên cao hơn", ông Smith nói thêm.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp