Giá dầu tiếp tục giảm nhờ triển vọng đàm phán Nga - Ukraine

DẦU THÔ THẾ GIỚI
08:38 - 15/03/2022
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã dịu bớt do triển vọng nguồn cung từ Nga sẽ sớm quay lại thị trường. Nguồn: 6ABC.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã dịu bớt do triển vọng nguồn cung từ Nga sẽ sớm quay lại thị trường. Nguồn: 6ABC.
0:00 / 0:00
0:00
Giá dầu thô giảm thêm trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi lao dốc hơn 5% vào phiên trước, do hy vọng về tiến triển ngoại giao kết thúc xung đột Nga - Ukraine và lệnh cấm đi lại phòng dịch tại Trung Quốc dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 100,66 USD/thùng, giảm 2,35 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 104,86 USD/thùng, giảm 1,11 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng 15/3, do các nhà đầu tư kỳ vọng vào tiến triển ngoại giao để kết thúc cuộc tranh chấp giữa Nga - Ukraine và lệnh cấm đi lại tại Trung Quốc dấy lên lo ngại về sự giảm sút của nhu cầu.

Trước đó, trong phiên giao dịch muộn ngày 14/3, cả hai hợp đồng dầu thô đã giảm mạnh hơn 5% xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây. Chốt phiên giao dịch muộn ngày 14/3, giá dầu Brent giao sau giảm 5,1% xuống 106,90 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 5,8% xuống 103,01 USD.

Phiên ngày 14/3 đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất đối với dầu WTI kể từ ngày 28/2 và mức thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 1/3. Cả hai loại dầu thô đều tăng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu ngày 24/2 và tăng khoảng 36% trong năm nay.

Ông Kaushal Ramesh, nhà phân tích của Rystad Energy, cho biết giá dầu đang phản ánh tâm lý giảm giá do kỳ vọng về những diễn biến tích cực trong vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine. Các đoàn đại biểu Nga và Ukraine đã tổ chức vòng đàm phán thứ tư hôm 14/3 qua video thay vì gặp trực tiếp ở quốc gia láng giềng Belarus như trước đây. Tuy nhiên không có tiến triển mới nào được công bố.

Các nhà phân tích tại tập đoàn tư vấn năng lượng EBW Analytics lưu ý rằng một đợt bùng phát Covid-19 mới ở Trung Quốc đang dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động do biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. Điều này có thể làm giảm nhu cầu năng lượng toàn cầu vì Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than lớn nhất thế giới.

Trung Quốc áp đặt các lệnh cấm di chuyển để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhiên liệu. Nguồn: ING.

Trung Quốc áp đặt các lệnh cấm di chuyển để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhiên liệu. Nguồn: ING.

Ở một diễn biến khác, sản lượng dầu và khí ngưng tụ của Nga đã tăng lên 11,12 triệu thùng/ngày trong tháng 3 bất chấp các lệnh trừng phạt. Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, trong khi Anh cho biết họ sẽ loại bỏ dần nguồn cung từ Nga vào cuối năm 2022. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, vận chuyển khoảng 7 triệu thùng/ngày, tương đương 7% nguồn cung toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.