Tháng 10/2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nuôi trồng thủy sản cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng tốt.
Trong chuyến công tác với các cơ quan của EC vừa diễn ra, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị EC hỗ trợ đưa Việt Nam thành trường hợp điển hình hợp tác với EU trong việc thực hiện thích ứng với Quy định chống phá rừng châu Âu.
Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng âm về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2023. Như vậy, đây là tháng thứ 7 liên tiếp mặt hàng này sụt giảm về trị giá xuất khẩu.
Diễn ra từ ngày 9-11/8, BIFA WOOD VIETNAM 2023 tại Bình Dương có diện tích trưng bày 12.000m2, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp triển lãm máy móc, thiết bị công nghiệp, phụ liệu, phụ kiện nguyên liệu gỗ trong nước và quốc tế.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Lê Minh Hoan với Tổng vụ trưởng Vụ Môi trường của Ủy ban Châu Âu (EC ) trong hội nghị chiều 29/6, khởi tạo cơ hội đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi nông nghiệp Việt theo hướng bền vững.
Cà phê, cao su, gỗ và nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ chịu tác động trước quy định mới của EU trong phòng chống phá rừng, cần sớm có kế hoạch hành động thích ứng và chứng minh nông sản Việt Nam với thế giới.
250 gian hàng với mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có mặt tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu TP HCM 2023, thu hút nhiều khách hàng quốc tế từ Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Parkistan.
Chỉ có 4 nước châu Á có hiệp định thương mại tự do với EU: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Ngoài Việt Nam thì 3 nước còn lại không có thế mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ. Vậy tại sao xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU lại sụt giảm nhiều như vậy?
Tối 22/5, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) đề xuất với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường quảng bá, kịp thời cập nhật thông tin thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại.
Là các ngành chịu tác động mạnh từ biến động thị trường và kinh tế thế giới, các mặt hàng gỗ, thủy sản và cao su có giá trị xuất khẩu giảm lần lượt 30,4%, 27,7% và 20,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là yêu cầu của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh với khu vực này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong tình hình mới.
Trước những khó khăn của ngành lâm sản và thủy sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ/ngành nghiên cứu các kiến nghị tín dụng, thuế, phí và các chính sách hỗ trợ 2 ngành hàng này.
Đây là số liệu đo lường của UNDP về ước tính diện tích rừng bị mất trên thế giới từ 1990 đến nay, nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nên cần sớm có biện pháp đảo ngược tình trạng này.
Trong bối cảnh thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu chủ lực - vẫn chưa phục hồi nhu cầu, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục giảm trong tháng 3, kéo theo kim ngạch xuất khẩu toàn quý 1/2023 giảm tới 30%.
Nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản vượt qua những khó khăn hiện tại khi thị trường thế giới biến động, Chủ tịch VIFOREST kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/ngành có chính sách giãn nợ và có gói tín dụng đặc thù.
Đây là ý kiến của Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đề cập đến bối cảnh thách thức cần sự đồng hành vượt khó, tại Hội nghị Thủ tướng làm việc với Hiệp hội Gỗ-lâm sản, Hiệp hội Chế biến-xuất khẩu thủy sản, để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, sáng 13/4.
Nhấn mạnh Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu phát triển vùng phải phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2022 và xu hướng 2023” vừa được công bố, cho thấy những dự báo mới nhất về xuất khẩu gỗ từ quan sát kết quả quý 1/2023.
Theo Future Market Insights, thị trường ván ép toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân là 6,3% trong giai đoạn 2023 - 2033 và đến năm 2033 dự kiến sẽ đạt 156,9 tỷ USD.
Năm 2022 có trên 900 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu gỗ từ thị trường tích cực và trên 600 doanh nghiệp nhập khẩu từ vùng rủi ro. Với số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo này, VIFOREST cho rằng đây là yếu tố khó kiểm soát đầu vào của gỗ nguyên liệu.