Hà Nội chốt phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo có kết cấu vòm

Hạ Tầng HÀ NỘI
22:27 - 22/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Thiết kế vòm lặp lại 6 nhịp được UBND thành phố lựa chọn từ phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng, tổ chức hồi tháng 10/2021.

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 21/6, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thông tin, UBND TP Hà Nội đã chọn phương án cầu Trần Hưng Đạo là thiết kế có kết cấu vòm, hai đường cong tiếp xúc nhau, lặp lại 6 nhịp, tạo biểu tượng về không gian và thời gian.

Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được TP Hà Nội lựa chọn.
Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được TP Hà Nội lựa chọn.

Với phương án này, cầu chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, vắt qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Đơn vị thiết kế phương án này từng giải thích, kiến trúc cầu lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng, thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận.

Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm.

Đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.

Phần kết nối cầu Trần Hưng Đạo với khu vực phía Long Biên.
Phần kết nối cầu Trần Hưng Đạo với khu vực phía Long Biên.

Theo phương án đưa ra, hệ thống giao thông được thiết kế kết nối với tất cả các hướng nhưng không làm ảnh hưởng đến công trình hiện hữu tại vị trí cầu dẫn.

Bên cạnh đó, để phục vụ tiềm năng phát triển du lịch, ở hai bên đầu cầu được bố trí lối dẫn phù hợp với việc quy hoạch công viên cây xanh trong tương lai; tạo thành một địa điểm có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động cộng đồng.

Dự kiến công trình được thực hiện trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8.700 tỷ đồng.

Trước đó vào tháng 10/2021, UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.

Sau hơn hai tháng tổ chức sơ tuyển, Ban tổ chức nhận được 20 phương án thi tuyển của 12 đơn vị tư vấn, thiết kế trong và ngoài nước. Trong đó, 3 phương án được Hội đồng chọn để đề xuất thành phố chấp thuận, trao giải Nhất, Nhì và Ba.

Phương án thiết kế được lựa chọn cho cầu Trần Hưng Đạo.

Phương án thiết kế được lựa chọn cho cầu Trần Hưng Đạo.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng và sông Đuống. Hiện thành phố đã làm được 7 cầu.

Đáng chú ý, có tới 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên.

Trong đó, Hà Nội hiện mới triển khai dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư khoảng 2.538 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.938 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

UBND TP. Hà Nội đã có chủ trương giao Công ty cổ phần Him Lam nghiên cứu, đề xuất dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức hợp đồng BOT

UBND TP. Hà Nội giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan thống nhất đề xuất phương án quy hoạch cầu hoặc hầm qua sông Hồng nối từ đường Trần Hưng Đạo sang quận Long Biên làm cơ sở triển khai phương án đầu tư.

Tin liên quan

Đọc tiếp