Hàn Quốc phóng tàu vũ trụ đầu tiên lên quỹ đạo Mặt trăng

Tàu không gian HÀN QUỐC
17:16 - 05/08/2022
Nếu Danuri được phóng thành công, Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ 7 trên thế giới phóng được tàu lên mặt trăng. Ảnh: Korean Aerospace Research Institute (KARI)
Nếu Danuri được phóng thành công, Hàn Quốc sẽ trở thành nước thứ 7 trên thế giới phóng được tàu lên mặt trăng. Ảnh: Korean Aerospace Research Institute (KARI)
0:00 / 0:00
0:00
Với mục đích có thể hạ cánh một tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030, Hàn Quốc ngày 5/8 đã phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên, trong bối cảnh nước này tăng gấp đôi các chương trình không gian của mình.

Theo Reuters trích dẫn Bộ Khoa học Hàn Quốc, tàu quỹ đạo mặt trăng Korea Pathfinder Lunar Orbiter với có biệt danh Danuri đã được phóng bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX sáng 5/8. Với ý nghĩa “tận hưởng mặt trăng”, Danuri đã được phóng từ Trạm Không gian Mỹ Cape Canaveral tại Florida vào khoảng 8h30' sáng theo giờ Hàn Quốc. Sau đó khoảng 40 phút, Danuri bắt đầu tách ra và bắt liên lạc với trạm mặt đất vào khoảng 9h40' sáng.

Theo Thứ trưởng Khoa học Hàn Quốc Oh Tae-seog phát biểu trong một cuộc họp báo, Danuri được xác nhận đang hoạt động bình thường và tàu quỹ đạo đã thiết lập hướng tới mặt trăng. Cụ thể, con tàu này sẽ đi vào quỹ đạo của vệ tinh này vào tháng 12 trước khi bắt đầu sứ mệnh quan trọng kéo dài 1 năm của mình. Các nhiệm vụ mà Danuri sẽ phải thực hiện bao gồm tìm kiếm địa điểm hạ cánh và thử nghiệm công nghệ Internet không gian theo Bộ Khoa học Hàn Quốc.

Trước đó, vụ phóng vốn được lên kế hoạch hôm 2/8, tuy nhiên đã bị trì hoãn do các vấn đề gặp phải với tên lửa SpaceX. Như vậy Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 7 trên thế giới có các hoạt động thám hiểm Mặt trăng và thứ 4 ở châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Hàn Quốc hiện cũng đang đẩy nhanh chương trình không gian của mình, với mục tiêu đưa một tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030. Nước này cũng đã tham gia dự án Artemis nhằm quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024.

Trước đó vào tháng 7, Hàn Quốc cũng đã tổ chức vụ phóng thử tên lửa Nuri được sản xuất trong nước lần thứ hai và báo cáo lần đầu tiên phóng thành công tên lửa vào vũ trụ sử dụng nhiên liệu rắn vào tháng 3 như một phần trong nỗ lực phóng vệ tinh do thám.

Theo chính phủ nước này, các chương trình không gian là vì mục đích hòa bình và khoa học và bất kỳ hoạt động quân sự nào sử dụng công nghệ, chẳng hạn như trong vệ tinh do thám, cũng là để phòng thủ.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.