Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ để thúc đẩy nền kinh tế số

SHTT Việt nAM
10:28 - 24/03/2022
Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ để thúc đẩy nền kinh tế số
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 24/3, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố báo cáo về bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tính cần thiết phải hoàn thiện khung pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Cần thiết hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

Tại Hội thảo công bố báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam” của CIEM, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp CIEM đặt vấn đề về sự cần thiết và cấp thiết phải có những nỗ lực hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Theo đánh giá của CIEM, mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đang dần mất lợi thế cạnh tranh, đồng thời nguy cơ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung binh và nguy cơ già hóa dân số đã đặt ra cho đất nước nhiều những thách thức.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam rất cần đẩy nhanh việc tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới cho nền kinh tế; mà định hướng quan trọng là phát huy đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động. Để hiện thực hóa định hướng này, những nỗ lực tăng cường ý thức và hiệu lực bảo vệ sở hữu trí tuệ của cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân là đặc biệt quan trọng.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo công bố báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo công bố báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”

Việc bổ sung pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng có ý nghĩa đặc biệt với công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Báo cáo của CIEM cho thấy việc phát triển nền kinh tế số đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với các sản phẩm hàng hóa được mua bán qua kênh thương mại điện tử, các sản phẩm kỹ thuật số dễ bị sao chép và phát tán trên Internet.

Ngoài ra, các quy định về sở hữu trí tuệ được cải thiện sẽ thúc sự phát triển của các công nghệ quan trọng trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 như Al, blockchain, dữ liệu lớn,...

“Một yêu cầu đặt ra cho sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ là phải giúp tiếp cận, nắm bắt được các xu hướng hội nhập đang diễn ra trên thế giới, trong đó có xu hướng hợp tác về kinh tế số. Mặc dù chưa tham gia các hiệp định hợp tác về kinh tế số, Việt Nam cũng cần suy nghĩ đến việc sửa Luật sở hữu trí tuệ theo hướng “đón đầu” xu hướng hợp tác quốc tế này để chủ động có những chuẩn bị cần thiết”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

Ảnh tác giả

Mặc dù chưa tham gia các hiệp định hợp tác về kinh tế số, Việt Nam cũng cần suy nghĩ đến việc sửa Luật sở hữu trí tuệ theo hướng đón đầu xu hướng hợp tác quốc tế này để chủ động có những chuẩn bị cần thiết”.

Ông Nguyễn Anh Dương

Nếu xét từ góc độ hội nhập, bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện đã trở thành những nội dung quan trọng trong các hiệp định thương mại quốc tế, bao gồm những hiệp định quan trọng mà Việt Nam tham gia gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trong bối cảnh đó, CIEM công bố báo cáo "Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam", trong đó rà soát các quy định về sở hữu trí tuệ trong các cam kết quốc tế và văn bản pháp luật của Việt Nam.

Theo kết quả báo cáo, các quy định hiện hành của Việt Nam hiện đã cơ bản phù hợp với các quy định về thực thi quyền theo các điều ước quốc tế. Vấn đề nổi cộm hơn nằm ở khâu thực thi Luật sở hữu trí tuệ, với thực trạng quy chế xử phạt hành chính với hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ còn tương đối thấp và chưa đủ sức răn đe.

Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cao hơn các cam kết quốc tế

Trong khuôn khổ báo cáo, nhóm nghiên cứu của CIEM đưa ra 4 kiến nghị chính sách chính đối với sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ.

Đầu tiên là việc thay đổi cách tiếp cận đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ; hướng tới nội luật hóa sớm hơn và cao hơn so với các cam kết quốc tế để tạo động lực cho doanh nghiệp và thích ứng với môi trường chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực và ý thức bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân - đặc biệt là ở nước ngoài.

Đồng thời, hướng tới vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến trong việc xử lý dân sự các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để giảm chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân.

Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý sở hữu trí tuệ. CIEM đề xuất các cơ quan quản lý tính đến khả năng hợp nhất một số cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ và thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.