Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức bất ngờ thăng hoa sau gần 5 năm khủng hoảng

DOANH NGHIỆP Việt nAM
15:06 - 10/12/2021
Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức bất ngờ thăng hoa sau gần 5 năm khủng hoảng - Ảnh minh họa
Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức bất ngờ thăng hoa sau gần 5 năm khủng hoảng - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

Chỉ riêng phiên sáng 9/12, HAG đã khớp lệnh hơn 30 triệu cổ phiếu và chỉ còn khoảng 7 triệu cổ phiếu dư bán ở mức quanh giá trần. HAG đã chính thức quay lại mệnh giá 10.000 đồng - cột mốc mà cổ phiếu này đã đánh mất từ 23/03/2017, tức gần 5 năm trước.

Kết phiên giao dịch 9/12, cổ phiếu (HoSE: HAG) của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) lần đầu tiên tăng lên trên ngưỡng 10.000 đồng/cp (kết phiên ở mức 10.200 đồng/cp) sau gần 5 năm nằm dưới mốc này.

Như vậy, HAG đã chính thức quay lại mệnh giá 10.000 đồng - cột mốc mà cổ phiếu này đã đánh mất từ 23/03/2017, tức gần 5 năm trước.

5 năm khủng hoảng của Hoàng Anh Gia Lai và Bầu Đức

Nhìn lại quá khứ, sau khi đánh mất mốc 10.000 đồng/cp vào tháng 3/2017, HAG từng có đợt tăng giá vào tháng 8/2017 song về mệnh bất thành. Cũng từ đây, HAG đã phải xếp vào diện penny như những mã thị giá thấp khác, thậm chí giá cổ phiếu có lúc rơi xuống tận 2.550 đồng/cp vào thời điểm ngày 30/03/2020 - thời điểm thị trường lao dốc do đợt sóng Covid-19 lần đầu tiên. Đà tăng ấn tượng đến từ cuối tháng 10/2021 khi HAG liên tục có những phiên tăng điểm dựng đứng. Thị giá leo dốc gấp đôi từ mức 5.000 đồng/cp lên trên 10.000 đồng/cp một cách nhanh chóng sau chưa đầy 2 tháng.

Cổ phiếu HAG tăng mạnh trong vòng gần 2 tháng qua giúp vốn hóa doanh nghiệp này lên gần 9.500 tỷ đồng và tài sản của Bầu Đức tăng thêm 1,6 nghìn tỷ đồng lên gần 3,3 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù tăng mạnh nhưng giá cổ phiếu HAG vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trên 40.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi 2008-2009, khi mà Bầu Đức là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Khi đó, ông Đức có khối tài tương ứng trong 2 năm đứng vị trí số 1 Việt Nam là 6,2 nghìn tỷ và 11,4 nghìn tỷ đồng.

HIện Bầu Đức vẫn nằm ngoài top 50, bằng chưa tới 1,4% so với người đứng đầu và khoảng 6% người đứng ở vị trí thứ 2.

Bầu Đức vừa trải qua một thập kỷ lao đao với khối tài sản sụt giảm, vị thế chìm dần.

Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức gần đây đẩy mạnh việc tái cơ cấu và rút dần khỏi đế chế nông nghiệp HAGL Agrico (HNG) mà ông tâm huyết xây dựng trong cả thập kỷ qua.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nối tiếng trong nhiều lĩnh vực, từ gỗ, bất động sản, thủy điện, cao su, mía đường, bò, trái cây và giờ đây chuyển qua trồng cây và nuôi bò.

Phần lớn các tài sản doanh nghiệp của Bầu Đức ở mảng kinh doanh gần nhất là nông nghiệp được bán cho Thaco của tỷ phú USD Trần Bá Dương sau khi Hoàng Anh Gia Lai và Thaco hợp tác chiến lược từ giữa năm 2018.

Sau 10 năm chuyển từ bất động sản sang nhiều lĩnh vực rồi chốt lại ở nông nghiệp, Bầu Đức vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

HAG đã báo lãi trở lại hơn 30 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 1.965 tỷ đồng

HAG đã báo lãi trở lại hơn 30 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 1.965 tỷ đồng

Bức tranh tài chính của Hoàng Anh Gia lai đã lạc quan hơn

Trong năm 2021, doanh thu từ bán trái cây của HAGL tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu. Trong tương lai, hoạt động chăn nuôi hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu lớn và tạo ra dòng tiền cho HAGL.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Bầu Đức cũng đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính và làm việc với các bên cho vay để thực hiện các biện pháp giãn nợ, giảm lãi suất. Vì vậy, HAGL xét đoán rằng sẽ có khả năng tiếp tục hoạt động bình thường và việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục và hợp lý.

Ngoài xử lý lỗ lũy kế, HAGL đang đẩy mạnh tái cấu trúc nợ với diễn biến mới nhất là sẽ chuyển đổi khoản nợ tổng cộng hơn 5.600 tỷ đồng của công ty Lê Me và CTCP Gia Súc Lơ Pang trở thành cổ phần, theo đó 2 đơn vị này sẽ trở thành công ty con của tập đoàn.

Sự khởi sắc trong kinh doanh còn giúp bầu Đức tự tin cho những suy tính xa hơn. Bầu Đức từng chia sẻ: khi công ty mẹ ổn định, sẽ có kế hoạch để thu lại khoản tiền đầu tư 2.000 tỷ từ bóng đá, thậm chí, nếu IPO đội bóng mang lại lợi ích cho công ty thì sẽ làm, nhưng thời điểm nào vẫn đang cân nhắc.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, HAGL ghi nhận lãi sau thuế sau soát xét đạt 8,3 tỷ đồng trong 6 tháng, trong khi cùng kỳ lỗ 1.397 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tại báo cáo tự lập trước đó, lãi sau thuế của HAG sụt giảm 55%.

Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm, HAGL đạt 1.364 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 37% so với cùng kì năm ngoái và lãi ròng gần 42 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ ròng 1.243 tỷ.

Năm nay, HAGL đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.055 tỷ đồng, 104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tập đoàn mới đạt 29% chỉ tiêu lợi nhuận và 66% kế hoạch doanh thu năm.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 26/11, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) cho biết đến cuối năm 2022, HAG có thể giải quyết các khoản hoàn nhập, đang cho định giá các khoản nợ ở Lê Me, Gia súc Lơ Pang.

Ông Đức cam kết có thể dùng cổ phiếu cá nhân để bảm bảo cho khoản nợ. Bên cạnh đó là kỳ vọng xóa lỗ từ dòng tiền hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, Bầu Đức cam kết đến trước năm 2023, HAG sẽ giải quyết khoản lỗ lũy kế.

Bầu Đức đã từng cam kết có thể dùng cổ phiếu cá nhân để bảm bảo cho khoản nợ - Ảnh minh họa

Bầu Đức đã từng cam kết có thể dùng cổ phiếu cá nhân để bảm bảo cho khoản nợ - Ảnh minh họa

Tài sản bầu Đức tăng 1.600 tỷ đồng sau ngày 9/12/2021

Cổ phiếu HAG bắt đầu bật tăng mạnh từ đầu tháng 11, và sau chưa đầy 2 tháng đã tăng gấp đôi từ mức 5.000 đồng/cp. Trong đó, là cổ đông lớn nhất với 34,5% vốn, tương đương sở hữu gần 320 triệu cổ phiếu HAG, giá trị tài sản của bầu Đức trên sàn chứng khoán cũng có mức tăng tương tự.

Tính từ cuối tháng 10 tới nay, giá trị cổ phiếu HAG bầu Đức nắm giữ đã tăng thêm khoảng 1.600 tỷ đồng, và cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán bởi liên tục bứt phá bất chấp biến động trái chiều của chỉ số chung.

Trong sáng ngày 9/12, HAG có thời điểm đã chạm mức giá trần 10.550 đồng/cổ phiếu, Việc HAG tăng 5,37% lên 10.400 đồng/cổ phiếu sau khi tăng trần liên tiếp trong 2 phiên trước đó (tính từ đầu tháng 12), Tuy nhiên, ở thời đỉnh cao của Hoàng Anh Gia Lai, cổ phiếu HAG đã từng có giá kỷ lục khoảng 40.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh) giai đoạn 2009-2010.

Đi cùng với tăng giá là thanh khoản cũng được đẩy lên mức cao. Bình quân mỗi phiên từ đầu tháng đến nay có hơn 33 triệu cổ phiếu HAG được trao tay, gấp ba lần so với mức bình quân một năm gần nhất, thậm chí có nhiều phiên đứng đầu về khối lượng khớp lệnh trên toàn thị trường.

Đà tăng giá ấn tượng đang giúp các cổ đông HAGL được hưởng lợi nhất, trong đó phải kể đến nhà sáng lập kiêm chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức và con gái Đoàn Hoàng Anh là các cổ đông đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu công ty.

Đồng thời, thành viên HĐQT Nguyễn Văn Minh cũng đã tranh thủ bán ra gần hết 2,9 triệu cổ phần HAGL đang sở hữu trong thời gian từ đầu năm đến nay. Vị này cũng vừa có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT bởi lý do sức khoẻ sau gần 30 năm gắn bó.

Bầu Đức đang sở hữu trực tiếp gần 320 triệu cổ phiếu HAG (tỷ lệ 34,5% vốn doanh nghiệp), tương ứng với giá trị hơn 3.375 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc "bỏ túi" hơn 1.600 tỷ đồng kể từ đầu năm đến nay.

Bà Đoàn Hoàng Anh (con gái bầu Đức) cũng đang lãi đậm với khoản đầu tư vào HAGL. Cá nhân này liên tục gom tổng cộng 8 triệu cổ phiếu trong tháng 8-9 với giá trị đầu tư chỉ khoảng 40 tỷ đồng. Sau chừng 3 tháng, lượng cổ phiếu này đã có giá trị gần 85 tỷ đồng, tức ghi nhận mức lãi gấp đôi trên giá vốn.

Mới đây một lãnh đạo khác là thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc Võ Thị Mỹ Hạnh cũng mới đăng ký mua 300.000 cổ phiếu HAG nhằm mục đích đầu tư tài chính. Thời gian thực hiện từ 10/12 đến 8/1/2022, bằng phương thức khớp lệnh trên sàn.

Thị giá HAG đã lên mức cao nhất kể từ 2016 đến nay đã giúp bầu Đức bỏ túi thêm 1.600 tỷ đồng so với đầu năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.