Câu chuyện thành công của Viettel tại Peru

DOANH NGHIỆP Việt nAM
10:16 - 10/12/2021
Câu chuyện thành công của Viettel tại Peru
0:00 / 0:00
0:00
Cạnh tranh với hai tên tuổi lớn của ngành viễn thông thế giới tại thị trường có nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn so với Việt Nam, điều gì đã làm nên thành công của Viettel ở Peru?

Viettel được nhận định là một trong 30 tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới, có trụ sở tại 11 nước gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Peru, Haiti, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi. Giá trị thương hiệu của tập đoàn Viettel đang được định giá 6 tỷ USD, xếp thứ nhất tại Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và đứng thứ 325 trên toàn thế giới.

Thương hiệu Viettel tại Peru

Nhà tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance năm 2020 công bố danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150). Theo công bố, Viettel xếp thứ 28 trên bảng xếp hạng, tăng 9 bậc so với năm 2019 với giá trị thương hiệu được đánh giá đạt 5,8 tỷ USD, đứng thứ số 1 tại Đông Nam Á và thứ 9 tại châu Á. Cũng theo Brand Finance, 3 hãng viễn thông có thứ hạng cao nhất cùng thời điểm công bố khảo sát là Verizon (Mỹ), AT&T (Mỹ) và China Mobile (Trung Quốc).

Tại Peru, Viettel bắt đầu ra mắt thị trường này dưới tên thương hiệu là Bitel và slogan “Điện thoại di động cho tất cả mọi người” vào năm 2014 với chiến lược "vùng phủ rộng khắp, giá cả hợp lý".

Bitel bắt đầu tại Peru với công nghệ 3G ở thời điểm phải cạnh tranh với 3 nhà mạng lớn nhất thị trường lúc đó là Movistar của Tây Ban Nha, Claro của Mexico và Ntel của Chile. Trong đó, Movistar và Claro là hai thương hiệu thuộc các tập đoàn viễn thông nằm trong nhóm 5 tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới. Đây đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bitel.

Hình ảnh tại Diễn đàn

Hình ảnh tại Diễn đàn

Sau 7 năm, đến năm 2021, Bitel đang chiếm 19% thị phần ở Peru với 7,8 triệu thuê bao và là nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường viễn thông Peru. Bitel đã tạo ra cơ hội việc làm cho khoảng 10.000 lao động với lượng nhân viên chính thức là 1.500 người.

Trong quá trình hoạt động, theo đại diện của Viettel, Bitel đã nhận được một số giải danh giá của thế giới, như giải Trách nhiệm xã hội năm 2016, 2017 và năm 2020. Đặc biệt năm 2020, Bitel nhận giải thưởng của Steve Arward về Doanh nghiệp ứng phó tốt nhất với COVID.

Một số chương trình trách nhiệm xã hội mà Bitel đã và đang triển khai là cung cấp Internet miễn phí cho 4000 trường học ở những vùng sâu, vùng xa, những hoạt động hỗ trợ đất nước, người dân Peru trong thời gian diễn ra dịch bệnh như ủng hộ điện thoại, sim, ủng hộ những trang thiết bị y tế cho các bệnh viện lớn. Hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho hơn 400 hộ dân với hơn 1400 người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Kinh nghiệm của Bitel

Chia sẻ tại Diễn đàn Kết nối giao thương Việt Nam – Mỹ Latinh năm 2021 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Chí Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của Bitel tại Peru cho biết, từ những ngày đầu tiên, Bitel đã phải nghiên cứu rất kĩ về các đối thủ cạnh tranh và về thị trường để đưa ra đường lối phát triển đúng đắn. Nhờ vậy, Bitel tìm ra được thị trường ngách cho mình. Trong khi các công ty lớn chỉ hướng đến tệp khách hàng là cư dân thành thị với tiềm năng tiêu thụ cao, thì Bitel lại hướng đến tệp khách hàng rộng, bao gồm cả dân cư thị thành và nông thôn, nhằm tăng độ phủ sóng của mình và tìm kiếm cơ hội.

Theo ông Tuấn, Bitel có lợi thế về công nghệ, khi năm đầu tiên gia nhập thị trường Peru, Bitel đã bỏ qua công nghệ 2G mà tiến thẳng tới công nghệ 3G, sau đó là 4G. Và năm 2019, Bitel đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ 5G.

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển thị trường mà Bitel lựa chọn đã đem lại độ phủ sóng lớn, cả thành thị và nông thôn đã tạo ra lực lượng khách hàng tiềm năng cho Bitel, kết hợp với chương trình bán hàng tại nhà của khách hàng đã giúp hãng ghi điểm trong mắt người sử dụng.

Ông Nguyễn Chí Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của Bitel tại Peru

Ông Nguyễn Chí Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của Bitel tại Peru

Ngoài ra, Bitel đã tự xây dựng hệ thống kĩ thuật kinh doanh nhằm tối ưu hóa các loại chi phí. Tuy cũng có người Việt Nam sang Peru để xây dựng hệ thống kĩ thuật kinh doanh, nhưng đã giảm dần qua các năm, không có nhiều người có thể trụ lại và thành công.

Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt muốn tiến đến thị trường Peru

Peru là thị trường tiềm năng với diện tích hơn 1,2 triệu km2, gấp khoảng 4 lần Việt Nam, với dân số 32 triệu dân, bằng 1/3 Việt Nam. GDP trên đầu người đạt hơn 7000 USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 2,2%, lạm phát ở mức 2,1%. Đất nước này có dân số trẻ với 66,6% người dân ở độ tuổi từ 15 đến 65. Đây là một trong những nước phát triển nền kinh tế nhanh nhất khu vực Mỹ La Tinh, và có nền kinh tế vĩ mô ổn định.

Tại thị trường Peru, theo chia sẻ của ông Tuấn, về mặt luật pháp, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều được đối xử như nhau không có sự phân biệt các loại thuế, phí, các nghĩa vụ.

Tuy nhiên, thuế VAT của đất nước này rất cao, lên tới 18% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 29,5 %. Để đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, Chính phủ Peru yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng 1,5 % doanh thu hằng tháng. Đồng thời xây dựng đơn vị SUNAT với nhiệm vụ quản lý, ngăn chặn hành vi buôn lậu và trốn thuế.

Bên cạnh đó, Peru rất chú ý việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đã xây dựng hội đồng INDECOPY nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và trừng phạt đối với những công ty vi phạm. DO vậy, SUNAT và INDECOPY là hai đơn vị quyền lực và cần phải chú ý đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường Peru.

Nhà tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance năm 2020 công bố danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150). Theo công bố, Viettel xếp thứ 28 trên BXH tăng 9 bậc so với năm 2019 với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đứng thứ số 1 tại Đông Nam Á và thứ 9 tại châu Á.

Cũng theo Brand Finance, 3 hãng viễn thông có thứ hạng cao nhất bao gồm Verizon (Mỹ), AT&T (Mỹ) và China Mobile (Trung Quốc).

Tin liên quan

Đọc tiếp