Indonesia cấm xuất khẩu bauxite từ tháng 6/2023

XUẤT KHẨU Indonesia
15:06 - 21/12/2022
Mỏ bauxite Tayan ở Sanggau, Tây Kalimantan, được vận hành bởi công ty khai thác kim loại thuộc sở hữu nhà nước PT Aneka Tambang. Ảnh: Antam
Mỏ bauxite Tayan ở Sanggau, Tây Kalimantan, được vận hành bởi công ty khai thác kim loại thuộc sở hữu nhà nước PT Aneka Tambang. Ảnh: Antam
0:00 / 0:00
0:00
Trong thông báo chính thức ngày 21/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết nước này sẽ cấm xuất khẩu bauxite – một loại quặng nhôm phổ biến để khuyến khích ngành công nghiệp xử lý quặng nội địa.

Bên lề một diễn đàn kinh tế, Tổng thống Joko Widodo hôm 21/12 đã đưa ra tuyên bố Indonesia sẽ cấm xuất khẩu bauxite. Thời điểm lệnh cấm có hiệu lực sẽ là vào tháng 6 năm sau để khuyến khích ngành công nghiệp chế biến quặng nội địa của nước này.

Lệnh cấm này dự đoán sẽ gây nên sự hỗn loạn trên thị trường, đặc biệt là khi Indonesia là quốc gia xuất khẩu bauxite hàng đầu thế giới. Cụ thể theo Reuters, Indonesia là một trong những nhà cung cấp bauxite lớn nhất thế giới với Trung Quốc là một khách hàng lớn của nước này. Dữ liệu hải quan Indonesia cho thấy Trung Quốc nhập khẩu 17,8 triệu tấn bauxite từ Indonesia vào năm 2021 và 17,98 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm nay, chiếm khoảng 15,6% tổng lượng nhập khẩu của nước này.

Thời điểm luật cấm xuất khẩu bauxite có hiệu lực cũng trùng hợp với thời điểm luật khai thác mỏ hiện tại của Indonesia được đưa vào thực thi. Theo luật khai khoáng hiện hành của Indonesia, việc xuất khẩu các loại khoáng sản chưa qua chế biến khác như đồng cũng sẽ bị dừng lại.

Ở một diễn biến khác, ngoài việc thông báo về lệnh cấm xuất khẩu bauxite, ông Joko Widodo còn cho biết nước này sẽ ban hành lệnh cấm xuất khẩu hàng loạt đối với nhiều kim loại khác. Tuy nhiên, ông không tiết lộ loại hàng hóa nào sẽ nằm trong phạm vi lệnh cấm và đồng thời cũng không thông báo khung thời gian cụ thể các chính sách này được thực thi.

Trước đó từ hồi đầu năm 2022, Indonesia đã cấm xuất khẩu than và dầu cọ trong một thời gian ngắn, từ đó tạo ra tình trạng hỗn loạn trong thị trường. Chính phủ nước này cũng đã cấm xuất khẩu nickel – một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin xe điện – từ tháng 1/2020, từ đó dẫn tới một số rắc rối pháp lý với Liên minh châu Âu.

Tháng 11 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết có lợi cho Liên minh Châu Âu trong vụ tranh chấp về xuất khẩu quặng nickel mà Indonesia đang kháng cáo.

Bất chấp điều này, việc cấm xuất khẩu nickel đã giúp Indonesia lôi kéo được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong việc xây dựng hàng loạt nhà máy luyện kim tại đây. Với mục tiêu nhân rộng thành công của việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, chính phủ Indonesia cho biết sẽ kiên trì với chính sách này sau khi ban hành lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu ở dạng thô vào năm 2020.

Vì vậy, dù lệnh cấm xuất khẩu nickel gặp phải rắc rối pháp lý và các lệnh cấm tiếp theo cũng có khả năng chịu số phận tương tự, ông Widodo vẫn khẳng định điều này sẽ không ngăn cản ông. Trước đây, ông Widodo đã nói rằng ông muốn mở rộng lệnh cấm xuất khẩu sang thiếc, bauxite, vàng, đồng và dầu cọ.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.