Lộ diện quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng quý II/2022

VIETCOMBANK NGÂN HÀNG
15:32 - 26/07/2022
Lộ diện quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng quý II/2022
0:00 / 0:00
0:00
Với khoản lợi nhuận trước thuế 17.373 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, Vietcombank đã chứng minh vị thế dẫn đầu của mình và lấy lại "ngôi vương lợi nhuận" từ ngân hàng VPBank. 

Theo các báo cáo tài chính, quán quân lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 ngành ngân hàng thuộc về Vietcombank, với lợi nhuận ước tính hơn 17.000 tỷ đồng. Trước đó, trong quý I/2022, vị trí quán quân lợi nhuận toàn hệ thống thuộc về VPBank, do ngân hàng này ghi nhận khoản thu nhập bất thường về phí bảo hiểm với AIA, Vietcombank lùi về vị trí thứ hai. Tuy vậy, Vietcombank đã nhanh chóng lấy lại ngôi vị đầu bảng sau 6 tháng.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý II/2022 Vietcombank mới công bố, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 7.423 tỷ đồng, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2021 và là mức lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Các mảng kinh doanh của Vietcombank đều có kết quả khả quan trong quý này.

Thu nhập lãi thuần quý II/2022 của ngân hàng đạt 12.797 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 62,1% lên 695 tỷ; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 49% lên 1.472 tỷ đồng.

Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của trong quý II/2022 đạt 103 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với 9 tỷ của cùng kỳ năm 2021. Lãi từ hoạt động khác tăng 145% và đạt 881 tỷ. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 15.971 tỷ đồng trong quý II/2022, tăng 23,8% so với quý 2/2021.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng là 32.705 tỷ, tăng 14,4% so với nửa đầu năm 2021. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tăng khá mạnh, 6 tháng lãi gần 3.000 tỷ đồng, tăng 47,6%. Mảng đóng góp lớn vào lợi nhuận là lãi từ hoạt động khác. Cụ thể, 6 tháng lãi 1.364 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm nhẹ. Cụ thể, lũy kế 6 tháng lãi 3.181 tỷ đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ.

Về chi phí hoạt động, 6 tháng Vietcombank chi hơn 10.110 tỷ đồng, chỉ tăng 8,4% so với cùng kỳ. Chi phí tăng chậm hơn thu nhập, giúp lũy kế 6 tháng ngân hàng lãi trước thuế 17.373 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 500%, cao nhất toàn ngành

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng tới 14,6% so với đầu năm lên 1,1 triệu tỷ đồng; đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành (9,35%).

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank tăng 5,3% lên hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 402.345 tỷ, tăng 9,6% so với đầu năm. Tiền gửi vốn chuyên dùng lại giảm 64% xuống 11.326 tỷ, tiền gửi ký quỹ tăng 49% lên 9.416 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng đạt 35,4%, giảm nhẹ so với mức 35,7% hồi đầu năm.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 là 6.694 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 4.668 tỷ, tăng 6,3%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61% vào cuối tháng 6/2022.

Đặc biệt, ngân hàng thiết lập kỷ lục mới về tỷ lệ bao phủ nợ xấu khi nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng 6. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành ngân hàng từ trước đến nay.


Trong báo cáo phân tích về ngân hàng Vietcombank năm 2022, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra nhiều dự báo tích cực.

Cụ thể, theo VDSC, tăng trưởng tín dụng năm 2022 của nhà băng này có thể đạt 15% nhờ hoạt động cho vay. Con số này cho năm 2023 là 15%. Tăng trưởng huy động dự phóng lần lượt ở mức 11% và 14,5% cho năm 2022-2023 nhờ lưu thông trong nền kinh tế tốt hơn khi các hoạt động kinh tế bùng nổ và việc tăng lãi suất huy động có khả năng bắt đầu từ nửa cuối năm 2022.

VDSC cũng dự đoán tổng thu nhập hoạt động năm 2022-2023 lần lượt đạt 64.629 tỷ đồng (tăng 14%) và 76.465 tỷ đồng (tăng 18%). NIM dự phóng được điều chỉnh tăng lên lần lượt ở mức 3,3% và 3,4% chủ yếu do tăng dự báo đối với tỉ lệ CASA và sự phục hồi nhanh hơn của lợi suất cho vay bình quân.

Chất lượng tài sản Vietcombank được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức tốt. Tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng giai đoạn 2022-2023 được cho là sẽ giảm do kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của khách hàng doanh nghiệp, vốn chiếm hơn 90% các khoản cho vay được tái cơ cấu vào năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt, lần lượt ở mức 0,7% và 0,9% trong giai đoạn 2022-2023.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.