Một tuần biến động của Bitcoin và các đồng tiền ảo

TIỀN SỐ THẾ GIỚI
09:46 - 20/11/2021
Trong ngày 19/11, giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - có thời điểm rơi xuống mức 55.700 USD/đồng, sau đó bật tăng nhẹ. Ảnh minh họa: Telegraph
Trong ngày 19/11, giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - có thời điểm rơi xuống mức 55.700 USD/đồng, sau đó bật tăng nhẹ. Ảnh minh họa: Telegraph
0:00 / 0:00
0:00
Bitcoin đang giữ ổn định quanh mức 57.000 USD sau khi trải qua đà sụt giảm gần 17,01 % so với mức đỉnh 68.789 USD hôm 10/11.

Theo CoinMarketCap, trong ngày 19/11 giá Bitcoin giao dịch cao nhất ở mức 60.690 USD/đồng, và con số giao dịch thấp nhất ghi nhận là 55.700 USD/đồng. Tính đến 17h, Bitcoin đã ổn định giao dịch quanh ngưỡng 57.000 USD/đồng, giảm 4,42% so với một ngày trước đó.

So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng được thiết lập hôm 10/11, giá Bitcoin đã sụt giảm tới 17,01%, khiến giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin lao dốc còn 1.077 tỷ USD/đồng. Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền số giảm 2,25% so với một ngày trước đó xuống còn 2.530 tỷ USD.

So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng được thiết lập hôm 10/11, giá Bitcoin đã sụt giảm tới 17,01%. Vốn hóa của đồng tiền bị thu hẹp còn 1.077 tỷ USD. Ảnh: CoinMarketCap.

So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng được thiết lập hôm 10/11, giá Bitcoin đã sụt giảm tới 17,01%. Vốn hóa của đồng tiền bị thu hẹp còn 1.077 tỷ USD. Ảnh: CoinMarketCap.

Ngoài Bitcoin, thị trường tiền điện tử đều phủ kín sắc đỏ khi đa số các đồng tiền rơi vào cảnh lao dốc: Binance Coin giảm 8%, Cardano giảm 4,9%, Solana giảm 10,7%, Rippel giảm 5,5%, Polkadot giảm 7,5%, Shiba Inu giảm 11,8%...

Đồng tiền số lớn thứ 2 thế giới – Ether - chứng kiến mức giảm 1,12% sau một ngày xuống còn 4.142 USD/đồng. So với mức đỉnh 4.859 USD/đồng thiết lập hôm 10/11, giá Ether đã lao dốc 14,73%.

Nguyên nhân của đợt rớt giá

Theo các nhà giao dịch chuyên nghiệp, nguyên nhân thị trường tiền số mất giá có thể là do Tổng thống Joe Biden thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD hôm 16/11, trong đó có nội dung đánh thuế và siết quản lý tiền mã hóa.

Dự luật mới này đặt ra những yêu cầu báo cáo thuế đối với những “nhà môi giới” tiền ảo như Coinbase, những công ty cung cấp dịch vụ cho phép chuyển giao tài sản số. Theo đó, những công ty trên cần phải cung cấp cho cơ quan thuế IRS các thông tin về khách hàng của họ, bao gồm: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tổng thu nhập từ hoạt động bán tiền ảo, và lượng vốn lỗ hoặc lãi.

Nguyên nhân khác được nhiều người quan ngại đó là thông tin về việc chính phủ Trung Quốc công bố hạn chế mới về đào Bitcoin quy mô lớn. Đầu năm nay, Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát đối với hoạt động khai thác Bitcoin.

Bà Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia cho biết, Trung Quốc sẽ xem xét khả năng áp đặt những khoản tiền phạt dựa trên lượng điện tiêu thụ đối với những công ty có liên quan tới hoạt động đào tiền ảo. Điều này đã khiến Bitcoin và đồng loạt các đồng tiền khác đồng loạt mất giá, khiến các thợ đào phải chuyển sang những nơi khác.

Ngoài ra, theo ông Moya tại Oanda, trong những tuần cuối năm, thị trường tiền mã hóa cũng có thể bị đè nặng bởi áp lực chốt lời từ phía các nhà đầu tư tổ chức.

"Cho đến tháng 1/2022, cuộc tranh luận về lạm phát và nhu cầu phòng ngừa rủi ro sẽ không có câu trả lời rõ ràng. Do đó, biến động giá có thể rất mạnh trong phần còn lại của năm", ông Moya cảnh báo.

Bitcoin và Ether có thể là một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong năm nay. Nhưng vị chuyên gia cũng không loại trừ khả năng giá tiền mã hóa giảm mạnh khi giới đầu tư lo ngại về các động thái mới của FED.

"Triển vọng dài hạn của Bitcoin vẫn rất tốt. Nhưng về ngắn hạn, tương lai của tiền mã hóa còn khá bấp bênh", ông Moya cảnh báo.

Nguy cơ tiềm ẩn của giao dịch tiền ảo

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các hành vi gian lận và trộm cắp trên các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) đã ảnh hưởng tới số tài sản có tổng giá trị lên tới 10,5 tỷ USD. So sánh với thống kê của năm 2020, con số này hiện đã cao hơn tới 7 lần.

Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong giao dịch tiền ảo, lĩnh vực đang nở rộ nhưng hầu như chưa được quản lý. Ảnh minh họa: Shutterstock

Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong giao dịch tiền ảo, lĩnh vực đang nở rộ nhưng hầu như chưa được quản lý. Ảnh minh họa: Shutterstock

Tính riêng trong tháng 8 vừa qua, Poli Network đã bị đánh cắp số tiền mã hóa trị giá 610 triệu USD. Đây là vụ mất cắp tiền ảo lớn nhất từng xảy ra. Sau đó, kẻ gian đã trả lại gần như toàn bộ số tiền này.

Các nền tảng DeFi được lập ra cho phép người dùng gửi tiền, vay tiền và tiết kiệm tiền mã hóa mà không cần phải qua những thể chế tài chính truyền thống như các ngân hàng hay các quỹ tín dụng....

Trong 2 năm qua, tổng số tiền gửi vào dịch vụ của DeFi đã tăng đột biến, từ 500 triệu USD lên tới 247 tỷ USD. Hoạt động này diễn ra phổ biến hơn khi giá Bitcoin và các loại tiền ảo khác có mức tăng mạnh trong năm nay.

Những người ủng hộ cho rằng công nghệ này giúp tạo ra một hướng tiếp cận mới với các dịch vụ tài chính, có chi phí thấp hơn mà lại hiệu quả hơn. Nhưng sự gia tăng các vụ gian lận và lừa đảo đã phản ánh những nguy cơ tiềm ẩn trong giao dịch tiền ảo, lĩnh vực đang nở rộ nhưng hầu như chưa được quản lý.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.