Nga có thể vỡ nợ, nhưng không gây khủng hoảng tài chính toàn cầu

Nợ NGA
17:04 - 14/03/2022
Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bên ngoài tòa trụ sở chính ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bên ngoài tòa trụ sở chính ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Phát biểu trên chương trình Face the Nation của hãng tin CBS (Mỹ), bà Georgieva cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đang tác động “nghiêm trọng” đến nền kinh tế Nga. Điều này sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái sâu mà Nga phải đối mặt trong năm nay.

Bà cho biết căng thẳng quân sự và lệnh trừng phạt cũng sẽ gây tác động đáng kể đối với các quốc gia láng giềng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Từ đó dẫn đến một làn sóng tị nạn so sánh với làn sóng đã chứng kiến trong Thế chiến thứ hai.

Giám đốc IMF cho biết Nga có thể vỡ nợ, nhưng sẽ không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ảnh: Getty Images

Giám đốc IMF cho biết Nga có thể vỡ nợ, nhưng sẽ không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt cũng hạn chế khả năng của Nga trong việc tiếp cận các nguồn lực và khả năng xử lý các khoản nợ, đồng nghĩa với việc khả năng Moscow vỡ nợ không còn được coi là “không thể xảy ra”.

Trả lời câu hỏi về một vụ vỡ nợ như vậy có thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới hay không, Giám đốc IMF cho rằng: "Hiện tại thì không". Tổng mức tiếp xúc của các ngân hàng liên quan với Nga vào khoảng 120 tỷ USD, dù không nhỏ nhưng "không làm rung động cả hệ thống".

Khi được hỏi liệu Nga có thể tiếp cận khoản tài trợ khẩn cấp 1,4 tỷ USD của IMF đã phê duyệt cho Ukraine vào tuần trước hay không, nếu Moscow giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Ukraine và thành lập chính phủ mới, bà Georgieva cho biết số tiền này nằm trong một tài khoản đặc biệt mà chỉ chính phủ Ukraine mới có thể truy cập.

IMF năm ngoái đã chặn Taliban truy cập vào các quỹ của Afghanistan sau khi họ nắm quyền kiểm soát chính phủ, với lý do thiếu rõ ràng về việc cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Taliban.

Bà Georgieva cũng cho biết, trong tuần trước, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 4,4% trong năm 2022 do hậu quả của cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, nhưng nhấn mạnh rằng xu hướng tăng trưởng chung vẫn tích cực. Tại các quốc gia như Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Theo bà, tác động sẽ nghiêm trọng nhất của cuộc chiến này là khiến giá hàng hóa tăng vọt và lạm phát, có khả năng dẫn đến nạn đói và mất an ninh lương thực ở các khu vực của châu Phi.

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.