Nga yêu cầu các quốc gia 'không thân thiện’ mua khí đốt bằng đồng Rúp

KHÍ ĐỐT NGA
11:39 - 24/03/2022
Châu Âu đứng trước bài toán: cấm vận năng lượng Nga hay sẽ giao dịch với Nga bằng đồng Rúp. Ảnh: Reuters
Châu Âu đứng trước bài toán: cấm vận năng lượng Nga hay sẽ giao dịch với Nga bằng đồng Rúp. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng cao và đồng Rúp mạnh lên sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, Nga chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng nội tệ trong các hợp đồng khí đốt với các nước châu Âu và các khách hàng khác.

Trong cuộc họp với Nội các ngày 23/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ từ chối thanh toán các giao dịch bán khí đốt tự nhiên bằng các loại ngoại tệ, kể cả USD và Euro, mà sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng Rúp, theo hãng TASS.

"Tôi đã quyết định triển khai một loạt các biện pháp để chuyển đổi các khoản thanh toán nguồn cung khí đốt tự nhiên tới “quốc gia không thân thiện” chỉ bằng đồng Rúp của Nga", ông Putin nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Người đứng đầu Điện Kremlin cũng lưu ý, Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác theo khối lượng và giá cả quy định trong các hợp đồng đã ký trước đó. Danh sách các quốc gia được gọi là “không thân thiện” của Nga bao gồm các thành viên EU, Anh, Mỹ và các quốc gia khác

Giá khí đốt tại châu Âu tăng 19% sau phát biểu của Tổng thống Putin, mặc dù vẫn thấp hơn mức cao nhất đã đạt được trong những ngày sau khi Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Giá dầu thô Brent cũng tăng khoảng 5% lên trên 120 USD/thùng.

Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) cho biết, 58% doanh số bán khí đốt tự nhiên của họ cho châu Âu và các nước khác tính đến ngày 27/1 được thanh toán bằng đồng Euro, đồng USD chiếm khoảng 39% tổng doanh thu và đồng Bảng Anh khoảng 3%. Trong năm 2021, xuất khẩu khí đốt của Nga sang các quốc gia trên đạt khoảng 50 tỷ USD, theo ước tính của Loko Invest.

Bà Maria Shagina, một nhà nghiên cứu cấp cao, nhận xét thông báo này là một “bước ngoặt bất ngờ từ Điện Kremlin”.

“Thị trường khí đốt rất chặt chẽ sẽ buộc các khách hàng châu Âu phải tuân theo điều này. Chỉ có hai lựa chọn: giao dịch các đơn hàng bằng đồng Rúp hoặc chấp nhận không có gì”, bà nói.

Nga là nhà cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên cho EU. Ảnh: Bloomberg

Nga là nhà cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên cho EU. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, trong thời điểm này, việc thanh toán bằng đồng Rúp của phương Tây có thể sẽ khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Các giao dịch toàn cầu bằng đồng nội tệ Nga đã bị cản trở nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng như sự kiểm soát của Nga để ngăn dòng vốn chảy ra khỏi nước này.

Đồng Rúp đã tăng 6% để giao dịch ở mức khoảng 99 Rúp/USD sau phát biểu của Tổng thống Putin. Ông cũng đã chỉ đạo ngân hàng trung ương và chính phủ xác định thủ tục cho các giao dịch như vậy trong vòng một tuần.

Nhà phân tích Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi của BlueBay Asset Management cho biết, Nga về cơ bản đang cố gắng khiến các quốc gia phương Tây - vốn đã tung đòn trừng phạt các ngân hàng trung ương– giờ phải chấp nhận giao dịch.

“Tuy nhiên, hành động này sẽ chỉ khiến việc giao dịch nguồn cung năng lượng với Nga trở nên khó khăn hơn. Chưa kể điều này này cũng thúc đẩy tốc độ đa dạng hóa của các nước để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga”, ông Ash viết trong một lưu ý cho khách hàng.

Theo ý kiến của ông Jason Tuvey, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi tại Capital Economics, động thái của Nga có khả năng nhằm thúc đẩy đồng Rúp và giảm sự phụ thuộc của nước này vào cơ sở hạ tầng tài chính phương Tây. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sẽ làm giảm dòng tiền Nga - vốn đã sụt giảm nhiều - để thanh toán cho hàng nhập khẩu.

Nga vốn là nhà cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của EU. Đây là một yếu tố đã phủ bóng lên các phiên thảo luận của các quốc gia châu Âu và gây ra nhiều ý kiến trái chiều về quyết định cấm vận năng lượng Nga. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình cắt giảm hoàn toàn này, châu Âu có thể sẽ phải mất nhiều năm. Châu Âu vẫn đang vật lộn tìm kiếm các đơn hàng từ các khu vực khác để bù đắp sự thiếu hụt từ thị trường khổng lồ cận kề.

Trong khi đó, để đáp trả các lệnh trừng phạt, Moscow cũng đã tìm cách sử dụng giá năng lượng để gây áp lực với châu Âu. Điều này đã khiến một số chính trị gia, ngay cả Tổng thống Putin, cho rằng phương Tây cấm vận Nga nhưng cũng gây ra cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt do giá năng lượng tăng vọt.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.