Mỹ có khả năng vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu từ Nga

NĂNG LƯỢNG Nga - Mỹ
14:02 - 19/03/2022
Giếng và giàn khoan ở mỏ dầu Yarakta thuộc sở hữu của Công ty Dầu Irkutsk ở Irkutsk, Nga. Ảnh: Reuters
Giếng và giàn khoan ở mỏ dầu Yarakta thuộc sở hữu của Công ty Dầu Irkutsk ở Irkutsk, Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Tuy Mỹ đã lên tiếng về việc hạn chế nhập khẩu dầu Nga, các nguồn tin lại cho biết một lệnh cấm thực sự khó có thể xảy ra do nó có khả năng sẽ đẩy giá xăng dầu vốn đã cao kỷ lục lên cao hơn nữa và gây ra lạm phát nghiêm trọng.

Hôm 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chính quyền của sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và than của Nga sang Mỹ như một phần của gói trừng phạt nhằm đáp trả hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Hai ngày sau đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Các phương tiện truyền thông của các nước nhanh chóng bắt kịp tin tức này và đưa ra nhiều dự đoán về việc các lệnh trừng phạt sẽ mất bao lâu để có thể được chính thức thông qua và gây ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu năng lượng. Trong khi đó, một số chuyên gia phương Tây tiếp tục đưa ra dự đoán việc Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện các biện pháp mạnh tay sẽ tạo ra một tấm gương cho các quốc gia khác noi theo.

Tuy nhiên theo hãng tin CNN, các nguồn tin của Thượng viện Mỹ đang chia sẻ rằng có nhiều khả năng cơ quan này sẽ không thông qua dự luật để biến nó thành luật chính thức. Nguyên nhân là do các thượng nghĩ sĩ coi đây là một vấn đề gây tranh cãi.

Thêm vào đó, Thượng nghị sĩ Joe Manchin – Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Thượng viện Mỹ – cho biết dự luật của Hạ viện còn có sức mạnh yếu hơn hành động điều hành của Tổng thống Joe Biden. Vì vậy Thượng viện sẽ cảm thấy ngần ngại khi thực thi các biện pháp được coi là không phù hợp với chính sách hiện tại. Nếu Thượng viện không thông qua dự luật, lệnh cấm nhập khẩu sẽ không trở thành luật và như một kết quả tất yếu, các nhà nhập khẩu năng lượng tại Mỹ vẫn có thể tiếp tục mua năng lượng từ Nga.

Theo dữ liệu chính thức, Nga đã cung cấp 8% lượng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ trong năm 2021. Với giá xăng trong nước Mỹ vốn đang tăng cao kỷ lục trong tháng 3, bất kỳ sự gián đoạn nào dù nhỏ cũng có thể đẩy giá lên cao hơn nữa.

Đồng thời, việc mất thị trường Mỹ sẽ hầu như không gây ảnh hưởng đến thu nhập từ dầu của Nga. Nguyên nhân do quốc gia này có nhiều nhà nhập khẩu lớn hơn trên toàn cầu. Theo nhận định của các chuyên gia từ Nga, để các lệnh cấm trở nên thực sự hiệu quả với lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga, phải có một số lượng quốc gia đồng nhất cùng thực hiện nó. Nếu không, lĩnh vực năng lượng của Nga sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng quá lớn.

Do đó, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đó có thể là lý do khiến Washington quyết định ban hành lệnh cấm ngay từ đầu - như một cử chỉ mang tính biểu tượng nhằm gây áp lực lên các quốc gia và công ty dầu mỏ khác phải tuân theo và ngừng mua năng lượng từ Nga.

Trên thực tế, việc cấm cung cấp rộng rãi nguồn cung từ nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 2 thế giới sẽ gây tổn hại nhiều đến cả Nga lẫn các nước phương Tây. Giá dầu cao hơn chắc chắn sẽ dẫn đến mức lạm phát cao hơn và gây căng thẳng cho ngân sách tiêu dùng của các quốc gia. Và điều này, ngược lại, có thể làm giảm sự sẵn sàng của cử tri trong việc ủng hộ chính sách trừng phạt.

Ở một diễn biến khác, Thượng viện có khả năng sẽ nhanh chóng tiến hành thông qua một dự luật của Hạ viện nhằm loại bỏ quy chế thương mại bình thường của Nga và Belarus với Mỹ vào tuần sau. Ngày 17/3 vừa qua, dự luật này đã được thông qua Hạ viện với số phiếu áp đảo.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.