Triển vọng thanh toán nợ nước ngoài của Nga

NGÂN HÀNG NGA
07:38 - 17/03/2022
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Nga sẽ phải trả 117 triệu USD tiền lãi trái phiếu chính phủ bằng đồng USD ngày 16/3, khoản thanh toán trái phiếu đầu tiên kể từ khi nước này phải chịu một loạt các lệnh trừng phạt từ phương Tây do chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Đầu tuần này, Bộ Tài chính Nga thông báo đã gửi một lệnh chi trả tới một ngân hàng trung gian về việc thanh toán trái phiếu đồng Euro có giá trị 117,2 triệu USD - số trái phiếu sẽ đáo hạn hôm 16/3. Các lệnh trừng phạt kinh tế và việc bị cô lập về mặt ngoại giao đã khiến nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi về phương pháp mà Nga sẽ dùng để thanh toán trái phiếu.

Nợ trái phiếu ngoại tệ của Nga

Nga hiện có 15 trái phiếu quốc tế với mệnh giá khoảng 40 tỷ USD đang lưu hành, trong đó có khoảng một nửa là do các nhà đầu tư quốc tế nắm giữ.

Các trái phiếu phải thanh toán hôm 16/3 là một trong nhiều đợt thanh toán mà nước này phải thực hiện. Từ giờ tới cuối tháng 3, Nga vẫn còn một khoản thanh toán 615 triệu USD khác sẽ đáo hạn. Khoản thanh toán nợ gốc đầu tiên cũng sẽ đáo hạn ngày 4/4 khi trái phiếu trị giá 2 USD đáo hạn.

Bản thân trái phiếu đã được phát hành với sự kết hợp của các điều khoản và hợp đồng. Những trái phiếu được bán sau khi Nga bị trừng phạt vì sáp nhập Crimea hồi năm 2014 có bao gồm điều khoản thanh toán bằng tiền tệ thay thế. Cụ thể, đối với các trái phiếu được niêm yết sau năm 2018, đồng rub được liệt kê là một lựa chọn tiền tệ thay thế.

Tuy nhiên các trái phiếu mà Nga phải thanh toán hôm 16/3 đã được niêm yết từ năm 2013 và phải được thanh toán bằng đồng USD với tập đoàn Citi là đại lý thanh toán. Theo Fitch Ratings hôm 15/3, nếu khoản thanh toán này được thực hiện bằng đồng rub, nó sẽ trở thành một vụ vỡ nợ quốc gia đối với Nga nếu không được thay đổi sau thời gian gia hạn 30 ngày.

Khi được yêu cầu bình luận, Citi từ chối đưa ra bất kỳ câu trả lời nào.

Triển vọng thanh toán

Các biện pháp trừng phạt đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường tài chính Nga, đặc biệt là khi nguồn dự trữ tiền tệ của Ngân hàng Trung ương bị đóng băng. Nước này cũng tỏ ra lo lắng về triển vọng gửi ngoại tệ vốn đang khan hiếm cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các lệnh trừng phạt từ cả hai phía cũng đồng nghĩa với việc Nga sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chuyển tiền và các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong việc nhận tiền. Do đó ngày 5/3, sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố các công ty vẫn còn nợ của Nga có quyền thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài bằng đồng rub và bằng cách chuyển tiền của mình vào tài khoản Loại C tại cơ quan lưu ký quốc gia.

Các tuyên bố sau đó cũng thể hiện rằng Nga dường như cho phép thanh toán bằng ngoại tệ mạnh (đồng tiền có giá trị quy đổi ra nhiều đơn vị hơn so với các đồng tiền khác). Trong một tuyên bố ngày 14/3, Bộ Tài chính nước này cho biết Nga đã chấp thuận một thủ tục tạm thời để thực hiện thanh toán ngoại hối và cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ "một cách kịp thời và đầy đủ".

Tuy nhiên, nếu các ngân hàng nước ngoài không thực hiện các khoản thanh toán, Nga có thể rút tiền và trả bằng đồng rub vào tài khoản tại cơ quan lưu ký quốc gia.

Ngân hàng Trung ương Nga tại Moscow. Ảnh: Getty Images

Ngân hàng Trung ương Nga tại Moscow. Ảnh: Getty Images

Triển vọng cho một vụ vỡ nợ tại Nga

Cho tới tháng 2, một vụ vỡ nợ nước ngoài của Nga là không thể xảy ra do trái phiếu quốc tế của nước này vẫn được giao dịch trên mệnh giá. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt chưa từng có đã thay đổi tất cả. Hiện nay trái phiếu đang ở mức đáng báo động và một số chỉ được giao dịch bằng 1/10 mệnh giá trước đó.

Hầu hết các khoản thanh toán đến hạn có thời gian gia hạn 30 ngày và Nga sẽ có thời gian để thực hiện thanh toán. Trong khi đó, một số chỉ có thời gian gia hạn 15 ngày. Không giống như một số trái phiếu ngoại biên khác của Nga có bao gồm các điều khoản thanh toán thay thế, các trái phiếu đến hạn vào 16/3 phải được thanh toán bằng đồng USD.

Theo các nhà phân tích, nếu Nga không thể thanh toán đầy đủ hoặc thanh toán bằng một loại tiền tệ khác, nước này sẽ bị vỡ nợ vào cuối thời gian gia hạn. Các quốc gia vỡ nợ sẽ không có quyền tiếp cận thị trường vốn quốc tế dù với những lệnh cấm vận hiện tại, Nga cũng không thể góp mặt trong thị trường được nữa.

Tuy nhiên, một vụ vỡ nợ có thể gây ra hậu quả trên phạm vi rộng. Đầu tiên, nó sẽ kích hoạt các chính sách bảo hiểm vỡ nợ của Nga được gọi là Hoán đổi Mặc định Tín dụng (CDS) mà các nhà đầu tư áp dụng nếu tình trạng này xảy ra. Theo ước tính, ngân hàng đầu tư JPMorgan có khoảng 6 tỷ USD CDS chưa thanh toán sẽ cần được thanh toán.

Hơn nữa, các ngân hàng quốc tế sẽ không phải bên duy nhất hứng chịu các khoản nợ nước ngoài của Nga. Theo Evgeny Suvorov, nhà kinh tế học người Nga tại Ngân hàng CentroCredit, nhiều nhà đầu tư vào Nga đã mua loại giấy tờ này thông qua các tài khoản của mình tại các ngân hàng phương Tây. Thêm vào đó, có nhiều nghi ngờ cho rằng chính các nhà đầu tư Nga mới là trái chủ chính của nợ nước ngoài.

Các ngân hàng Nga cũng có thể gặp rắc rối. Việc nằm dưới quyền tài phán của một quốc gia vỡ nợ làm tăng thêm áp lực đối với các công ty Nga, những công ty thường xuyên sử dụng thị trường vốn quốc tế để huy động vốn và có gần 100 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ đang lưu hành.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Ngày 9/5, hay còn được gọi là Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ lớn nhất tại Nga, hàng nghìn binh sĩ đã tham gia vào lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 79 năm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2.