Ngân hàng báo lãi lớn hàng tỷ đồng, lên kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2022

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:51 - 25/04/2022
0:00 / 0:00
0:00

Theo phân tích của nhóm chuyên gia SSI dựa trên các tài liệu đã được công bố, bức tranh lợi nhuận tại các ngân hàng sẽ khả quan với nhiều kế hoạch, mục tiêu lớn được đặt ra trong năm nay.

Ngân hàng được dự báo lãi lớn trong năm 2022

Theo đại hội cổ đông và tài liệu được công bố trước đó tại các ngân hàng, Công ty Chứng khoán SSI đã đưa ra ước tính về lợi nhuận trước thuế bình quân sẽ tăng trưởng từ 9 -11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có vốn nhà nước sẽ có mức tăng chậm hơn do quy mô lớn và mức tăng cao của năm 2021. Còn nhóm ngân hàng cổ phần sẽ có mức tăng bình quân cao hơn ở mức 25-27%.

Những năm trước, tăng trưởng tín dụng vào đầu năm tại các ngân hàng thường chậm, tuy nhiên năm nay điều này ngược lại khi nhu cầu vốn tăng cao ngay từ đầu năm đã giúp các ngân hàng kiếm được lợi nhuận lớn từ hoạt động cho vay.

Quý I/2022, VPBank kiếm được gần 11.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Ngoài mức tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng cũng tìm cách đa dạng hoá nguồn thu. Điển hình như VIB đã thu lời hơn 1.800 tỷ đồng từ các khoản thu phí dịch vụ như bảo hiểm hay bảo lãnh thanh toán.

Nhóm phân tích của SSI Research ước tính, có 12/13 ngân hàng công bố thông tin đều có mức tăng trưởng lợi nhuận dao động từ 14 đến trên 170%. "Tăng trưởng tín dụng cao trên 5% trong quý I/2022 đến từ việc các ngân hàng duy trì được mức biên lợi nhuận ổn định và việc xử lý nợ xấu khá tốt. Do đó, chúng tôi ước tính lợi nhuận tại các ngân hàng sẽ tăng khoảng 26%", SSI đánh giá.

Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực

Hiện nay các ngân hàng cũng đang chủ động tìm cách nâng cao năng lực và củng cố chất lượng hoạt động. Trong đó nhiều ngân hàng đang tìm cách đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn cao hơn theo basel II, basel III, hay dễ thấy nhất ở đây là kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Với mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 10.400 tỷ đồng trong năm nay ngân hàng ABBank sẽ dành nguồn vốn để đầu tư vào hạ tầng công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Một ngân hàng thương mại khác cũng đặt kế hoạch tham vọng tăng vốn mạnh năm nay là MBBank, với mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ lên 46.882 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng khác cũng lên kế hoạch tăng vốn như VPBank, Seabank, TCB..., chủ yếu thông qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, chi cổ phiếu thưởng hay phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.

Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã cấp phép cho 4 ngân hàng quốc doanh được tăng vốn điều lệ để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn cao hơn, đồng thời tạo cơ hội cho phép các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Với nhóm ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép 4 ngân hàng được tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn cao hơn, đồng thời tạo cơ hội cho phép các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay.

Trước đó, trong năm 2021, các ngân hàng đã tăng vốn hơn 23% với tổng cộng hơn 92.000 tỷ đồng. Đây là năm có tốc độ tăng vốn mạnh mẽ nhất và vượt qua cả năm 2018. Trong đó, ngân hàng SHB tăng 52%, TPBank tăng 48%, VIB tăng 40%, MBBank tăng 35%. Top đầu vốn điều lệ đã xuất hiện các gương mặt mới như VPBank, MB và Techcombank.

Với nhóm ngân hàng quốc doanh, tại quyết định số 422/QĐ- NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50%, gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.