Ngày thứ 13 xung đột Nga - Ukraine: 2,1 triệu người đã phải di tản

chiến sự Nga – Ukraine
22:38 - 09/03/2022
Hơn 2 triệu người tị nạn Ukraine đã rời khỏi đất nước. Ảnh: Reuters
Hơn 2 triệu người tị nạn Ukraine đã rời khỏi đất nước. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Tính đến ngày 9/3, số người di tản khỏi các vùng chiến sự tại Ukraine sau 13 ngày xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine xảy ra đã lên tới 2,1 triệu người, theo ước tính của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR).

- Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) dự báo số người tị nạn do chiến sự khu vực Ukraine sẽ tiếp tục tăng nhanh, vượt con số 2,1 triệu người tính đến ngày 9/3, đè nặng áp lực lên các nước láng giềng.

Người đứng đầu cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, Filippo Grandi nói rằng: "Bây giờ là lúc để cố gắng giúp đỡ ở khu vực biên giới hơn là thảo luận về cách phân phối người tị nạn giữa các quốc gia”. Đồng thời, ông Grandi nói thêm rằng Moldova, dù không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, cũng đang phải đối mặt với làn sóng người tị nạn.

Người dân di tản đi ngang qua một tòa nhà bị hư hại ở thị trấn Irpin, bên ngoài thủ đô Kiev, ngày 8/3. Ảnh: Reuters
Người dân di tản đi ngang qua một tòa nhà bị hư hại ở thị trấn Irpin, bên ngoài thủ đô Kiev, ngày 8/3. Ảnh: Reuters

- Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã mua đủ khí đốt tự nhiên hóa lỏng mà khối này từng phải nhập khẩu của Nga cho đến cuối mùa đông. Bà cũng nói với kênh truyền hình ARD của Đức rằng, các lệnh trừng phạt chống lại Nga được thiết kế để gây ra tác động tối đa đến Moscow trong khi gây ra ít thiệt hại nhất có thể cho các nền kinh tế phương Tây.

- Giới chức Anh cho biết hệ thống phòng không của Ukraine đang thành công trong việc chống lại máy bay phản lực của Nga, có khả năng ngăn Nga kiểm soát không phận. "Lực lượng phòng không Ukraine dường như đã đạt được thành công đáng kể trước các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, có thể ngăn chúng đạt được bất kỳ mức độ kiểm soát nào trên không", Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo đăng trên Twitter.

- Một cảnh báo trên không được ban bố vào sáng 9/3 (giờ địa phương) xung quanh thủ đô Kiev, Ukraine, trong đó yêu cầu người dân cần đến các hầm tránh bom càng nhanh càng tốt. "Khu vực Kiev - cảnh báo trên không. Nguy cơ tấn công bằng tên lửa. Mọi người ngay lập tức đến nơi trú ẩn", người đứng đầu đơn vị hành chính khu vực Kiev, ông Oleksiy Kuleba cho biết trên Telegram.

- Yum Brands, công ty mẹ của chuỗi cửa hàng gà rán KFC, cho biết họ đang tạm dừng đầu tư vào Nga, thị trường trọng điểm đã giúp thương hiệu đạt được mức phát triển kỷ lục vào năm ngoái.

Yum cũng đang tạm ngừng hoạt động 70 nhà hàng thuộc sở hữu của công ty KFC tại quốc gia này và hoàn tất thỏa thuận đình chỉ tất cả các hoạt động của nhà hàng Pizza Hut ở Nga, với sự hợp tác của bên nhận quyền chính. Yum hiện có ít nhất 1.000 cửa hàng KFC và 50 cửa hàng Pizza Hut ở Nga, gần như tất cả đều là những nhà nhượng quyền độc lập.

- Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch hạ bậc xếp hạng nợ công của Nga thêm 6 bậc từ B xuống C. Cơ quan này cho rằng một vụ vỡ nợ sắp xảy tại Nga ra do các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại làm suy yếu khả năng sẵn sàng trả nợ.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng một vụ vỡ nợ sắp xảy tại Nga ra do các lệnh trừng phạt. Ảnh: Reuters

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng một vụ vỡ nợ sắp xảy tại Nga ra do các lệnh trừng phạt. Ảnh: Reuters

- Universal Music Group cho biết họ đang tạm ngừng mọi hoạt động ở Nga và đóng cửa các văn phòng. Quyết định của công ty âm nhạc lớn nhất thế giới này theo sau thông báo tuần trước của Spotify rằng họ sẽ đóng cửa các văn phòng của mình ở Nga để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

- Ba Lan đã sẵn sàng triển khai tất cả các máy bay phản lực MiG-29 của mình đến Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức và giao chúng cho Mỹ xử lý, Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết. Đồng thời quốc gia này kêu gọi các thành viên NATO khác sở hữu máy bay loại đó làm điều tương tự.

Warsaw đang hỗ trợ Kiev vũ khí phòng thủ, nhưng tuyên bố sẽ không gửi máy bay phản lực đến Ukraine, vì Ba Lan không phải là bên trực tiếp gây ra xung đột giữa Ukraine - nước không phải là đồng minh của NATO - và Nga.

Một chiếc máy bay MiG-29 của Ba Lan sau một nhiệm vụ huấn luyện tại một sân bay quân sự ở phía đông Warsaw. Ảnh: Reuters

Một chiếc máy bay MiG-29 của Ba Lan sau một nhiệm vụ huấn luyện tại một sân bay quân sự ở phía đông Warsaw. Ảnh: Reuters

- Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi, cho biết việc truyền dữ liệu từ xa từ các hệ thống giám sát các biện pháp bảo vệ tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã bị mất liên lạc. Các hệ thống của IAEA nhằm theo dõi vật liệu hạt nhân và xem xét tình trạng của các hệ thống giám sát tại các nhà máy hạt nhân Ukraine.

- Anh sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022, Thủ tướng Boris Johnson cho biết, đồng thời tham gia cùng các quốc gia khác bao gồm Mỹ trong việc giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng cho biết ông đang tìm kiếm các phương án để chấm dứt việc Anh nhập khẩu khí đốt của Nga, chiếm khoảng 4% nguồn cung tại nước này.

- Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ sẽ ngừng hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga do có sự ủng hộ rộng rãi giữa các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa. Đồng thời ông thừa nhận người Mỹ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho xăng dầu.

- Nga được cho là đang chiêu mộ các máy bay chiến đấu ở Syria và các nơi khác ở Trung Đông để củng cố lực lượng quân sự khi các cuộc tấn công vào Kyiv và các thành phố lớn khác của Ukraine gặp phải sự kháng cự gay gắt. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Moscow đang tuyển mộ chủ yếu người Syria để chiến đấu trong cuộc chiến.

Tin liên quan

Đọc tiếp