Nhà đầu tư Australia còn e dè với thị trường Việt Nam

Đầu tư FDI Việt nAM
09:27 - 23/12/2021
Nhà đầu tư Australia còn e dè với thị trường Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Tại hội thảo do nhóm Nghiên cứu của VCCI tổ chức về tăng cường đầu tư FDI của Australia vào Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra do thiếu thông tin và hệ thống pháp luật rườm ra, chưa minh bạch đã khiến các nhà đầu tư "ngán ngẩm" khi đầu tư vào Việt Nam.

Australia nằm trong nhóm 15 nước có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới vào năm 2020, với tổng lượng vốn đầu tư lên tới 627,3 tỷ USD. Các quốc gia chính mà Australia đầu tư có Mỹ, khối EU, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN.

Trong đó, riêng năm 2020 đầu tư của Australia vào ASEAN đạt 1,9 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các nguồn vốn đầu tư vào khối và chiếm tỷ trọng 19,5%.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021

Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong 3 nước thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất khu vực ASEAN năm 2020. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2021, trong vòng 10 năm kể từ khi Australia kí Hiệp định Thương mại Tự do với ASEAN, lượng vốn đầu tư của nước này vào Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể. Từ mức 34,4 triệu USD năm 2010, lượng vốn này đã có sự tăng trưởng vững chắc trong giai đoạn 4 năm từ 2013 đến 2016, và đạt đỉnh ở năm này với tổng vốn đầu tư đạt 323,1 triệu USD.

Lượng vốn đầu tư suy yếu trong hai năm 2017 và 2018, rồi hồi phục trở lại năm 2019, đạt 118 triệu USD, nhờ ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, năm 2020, lượng vốn FDI của Australia vào Việt Nam đã rơi xuống mức thấp kỉ lục, chỉ đạt 7,2 triệu USD. Dù vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát, các nhà đầu tư đã trở lại Việt Nam, với mức vốn đầu tư đã tăng lên mức 38,5 triệu USD trong 11 tháng năm 2021.

Tại Hội thảo "Tăng cường đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP và RCEP", bà Phùng Thị Lan Phương, đại diện Trung tâm WTO và Hội nhập nhận xét: "Có vẻ như các nhà đầu tư Australia vẫn còn e ngại về khả năng phát triển và sinh lời ở Việt Nam. Điều đó thể hiện qua lượng vốn cấp mới nằm ở mức tương đương với lượng vốn đăng ký điều chỉnh, trong khi với các FDI khác, lượng vốn cấp mới luôn gấp khoảng 2-3 lượng vốn điều chỉnh".

Tuy nhiên, trong báo cáo nghiên cứu của mình, bà Phương cũng cho biết Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Australia, vì nếu phân bổ theo nguồn vốn thì các lĩnh vực mà doanh nghiệp FDI Australia đầu tư vào nhiều là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 47,1%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 8,1%). Đây là lĩnh vực còn nhiều cơ hội và tiềm năng khai thác cho các nhà đầu tư Australia.

Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, năm 2019

Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, năm 2019

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam, các dự án đầu tư của Australia luôn nằm trong nhóm những dự án đầu tư FDI dẫn đầu về công nghệ. Điều này giúp thúc đẩy, phổ biến, nâng cao khả năng sản xuất của Việt Nam, nâng cao trình độ cho người dân Việt Nam.

Các nhà đầu tư FDI của Australia cũng cho biết, tình hình chính trị - xã hội ổn định, lượng nhân công dồi dào với giá cả phải chăng là những điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam cởi mở với 15 FTA đã có hiệu lực, 3 hiệp định chung kí với Australia là AANZFTA, CPTPP và RCEP. Trong số này, CPTPP và RCEP là hai hiệp định thế hệ mới với nhiều nội dung thúc đẩy đầu tư FDI.

Tuy được tạo điều kiện, môi trường đầu tư hấp dẫn, nhưng vẫn ít nhà đầu tư Australia lựa chọn Việt Nam, nguyên nhân chính là do các thủ tục hành chính còn cồng kềnh và chưa có sự minh bạch trong hệ thống luật pháp dẫn tới tạo sơ hở cho tiêu cực.

Ngoài ra, các nhà đầu tư Australia còn phản ánh, họ cảm thấy bị mất quá nhiều cho các loại phí không chính thức để đẩy nhanh tốc độ giải quyết các thủ tục. Một lý do khác khiến nhà đầu tư Australia không mặn mà với việc đầu tư vào Việt Nam là do họ bị thiếu thông tin chính thống, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tìm hiểu thị trường.

Tiến sĩ Uwe Kaufmann, Chuyên gia phân tích Kinh tế và Thương mại, Giám đốc Chương trình đào tạo, Viện Thương mại Quốc tế, Đại học Adelaide

Tiến sĩ Uwe Kaufmann, Chuyên gia phân tích Kinh tế và Thương mại, Giám đốc Chương trình đào tạo, Viện Thương mại Quốc tế, Đại học Adelaide

Điều này khiến cho một lượng nhà đầu tư phải mời chuyên viên tư vấn giải thích về các thủ tục đầu tư vào Việt Nam, gây tốn kém chi phí. Các nhà đầu tư vẫn sẽ mất thời gian lâu hơn để tìm hiểu và chuẩn bị các thủ tục đầu tư. Thậm chí trong trường hợp không rõ ràng, họ có thể sẽ vô ý vi phạm luật pháp và bị phạt, cản trở hành trình đầu tư vào Việt Nam.

Để có những giải pháp cho tình trạng này, Tiến sĩ Uwe Kaufmann, Chuyên gia phân tích Kinh tế và Thương mại của Đại học Adelaide đề nghị Việt Nam có các biện pháp và tổ chức nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tình hình cơ hội đầu tư ở Việt Nam cũng như về hệ thống luật pháp, quy định, thủ tục hành chính của thị trường.

Bên cạnh đó, vấn đề chuyển đổi số cũng là một trong những vấn đề cấp thiết, không chỉ của từng quốc gia mà còn là câu chuyện hợp tác giữa các nước. Hiện nay, giới học giả Việt Nam đang chú ý đến các hiệp định đối tác kinh tế số giữa các quốc gia đặc biệt là hiệp định đối tác kinh tế số giữa Singapore và Australia.

Tính đến ngày 20/11/2021, các doanh nghiệp Australia có 545 dự án đầu tư, chiếm 1,6% số dự án FDI của Việt Nam, với tổng giá trị đầu tư đạt 1,94 tỷ USD, chiếm 0,5% tổng giá trị FDI của Việt Nam.

Đồng thời, giá trị đầu tư trung bình của một FDI Australia chỉ đạt 3,56 triệu USD, thấp hơn mức trung bình chung của các FDI Việt Nam (11,8 triệu USD/ dự án).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.