Nhà đầu tư Nhật thu lại bao nhiêu sau 14 năm đầu tư vào Eximbank

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:35 - 09/02/2022
SMBC và Eximbank đã chính thức "chia tay" sau nhiều năm "chung sống không hạnh phúc".
SMBC và Eximbank đã chính thức "chia tay" sau nhiều năm "chung sống không hạnh phúc".
0:00 / 0:00
0:00
Với việc đề nghị chấm dứt thỏa thuận liên minh sau 14 năm, dường như nhà đầu tư Nhật Bản SMBC đã tìm được đối tác để chuyển nhượng 15% vốn ở Eximbank. Theo giá trị trường, người mua lại số cổ phần này của SMBC sẽ phải chi ra khoảng 6.600 tỷ đồng.

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán EIB) vừa có Nghị quyết về việc chấm dứt thỏa thuận liên minh với cổ đông Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Theo đó, Eximbank chấm dứt trước thời hạn đối với Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 ký giữa SMBC và Eximbank, theo đề nghị của SMBC tại Văn bản ngày 5/1/2022. Tuy nhiên SMBC hiện vẫn là cổ đông lớn nhất tại Eximbank với tỷ lệ nắm giữ nắm giữ 15% vốn điều lệ, tương đương 185 triệu cổ phiếu EIB.

Thực tế, thông tin SMBC thoái vốn khỏi Eximbank đã xuất hiện từ giữa năm 2021. Tin đồn này càng được củng cố sau khi một công ty con của SMBC mua lại 49% vốn FECredit – công ty tài chính của VPBank. Từ đó, giới quan sát cho rằng cổ đông Nhật Bản đang nhắm đến 15% cổ phần mà VPBank có kế hoạch dành riêng cho khối ngoại trong năm nay. Theo quy định, SMBC sẽ phải thoái vốn khỏi Eximbank trước khi đầu tư vào một ngân hàng khác tại Việt Nam.

Quay lại chủ đề liên minh hợp tác giữa SMBC và Eximbank. Năm 2007, khi rót 225 triệu USD vào Eximbank, Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản từng cho rằng đây là "một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam". Thực tế tại thời điểm này, Eximbank có tổng tài sản khoảng 32.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng, đứng trong top các nhà băng có hoạt động kinh doanh tốt nhất.

Sau khi được SMBC hỗ trợ, trong 5 năm đầu, Eximbank tiếp phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới cho thị trường, củng cố vững chắc vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Nhưng kể từ khi cuộc chiến "vương quyền" tại Eximbank được châm ngòi, tình thế đã đảo ngược hoàn toàn.

Lợi nhuận của Eximbank đi xuống từ khi "cuộc chiến vương quyền" nổ ra.

Mâu thuẫn nội bộ khiến Eximbank không thể tập trung cho phát triển kinh doanh, dẫn đến kết quả ngày một đi lùi. Trong khi những ngân hàng đứng dưới Eximbank một thời như Techcombank, VPBank… đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những nhà băng top đầu thì EIB nhanh chóng bị đẩy về phía hàng cuối. Những năm gần đây, mặc dù có tín hiệu phục hồi nhưng Eximbank vẫn còn cách vị thế đã từng đạt được quá xa.

Việc kinh doanh sa sút và mâu thuẫn nội bộ dai dẳng đã khiến SMBC chán nản. Cổ đông chiến lược đến từ Nhật Bản từng nhiều lần đề xuất thanh lọc HĐQT Eximbank. Nhưng liên tiếp các lần Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thành do các nhóm cổ đông lớn không tìm được tiếng nói chung.

Trước động thái quyết định "buông" Eximbank của SMBC, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang kỳ vọng cuộc họp ĐHĐCĐ dự kiến tổ chức ngày 15/2/2022 tới đây sẽ được tiến hành. Họ cũng đang rất tò mò về việc ai sẽ là người mua lại cổ phần của SMBC tại EIB và "cán cân" quyền lực sẽ nghiêng về bên nào.

Kết phiên 8/2, giá cổ phiếu EIB ở mức 35.700 đồng/cp, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy ước tính, ai mua lại số cổ phần SMBC sẽ phải chi ra 6.600 tỷ đồng, tương đương với hơn 280 triệu USD. Tuy nhiên, nếu SMBC chuyển nhượng cho nhóm cổ đông khác, với một tỷ lệ lớn cổ phiếu và có ý nghĩa chi phối ngân hàng thì các giao dịch thỏa thuận thường diễn ra với giá cao hơn giá cổ phiếu EIB trên sàn.

Ngoài ra, cũng cần nhắc đến lượng cổ tức tiền mặt mà Eximbank đã chi trả cho cổ đông suốt 15 năm qua. Theo đó, trong giai đoạn từ 2009 - 2013, SMBC đã nhận về xấp xỉ 1.050 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ EIB. Như vậy tổng cộng, khoản đầu tư vào Eximbank đã giúp SMBC thu về khoảng 7.700 tỷ đồng, tương đương 335 triệu USD. Theo ước tính, cổ đông Nhật Bản lãi khoảng 49% sau 14 năm, tức bình quân gần 3,4%/năm. Đây là hiệu suất đầu tư khá thất vọng với một Tập đoàn tài chính thuộc hàng nhất nhì xứ sở mặt trời mọc.

Cổ phiếu EIB tăng mạnh trong năm 2021.

Cổ phiếu EIB tăng mạnh trong năm 2021.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.