Nhập lậu khiến ngành chăn nuôi Việt khó phát triển bền vững

Nhập lậu Chăn nuôi
21:28 - 17/10/2023
"Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững" do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều ngày 17/10. Ảnh: Lê Hồng Nhung
"Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững" do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều ngày 17/10. Ảnh: Lê Hồng Nhung
0:00 / 0:00
0:00
Tình trạng nhập lậu gia cầm, gia súc tại Việt Nam đang ngày càng diễn biến phức tạp, tác động đến vấn đề phát triển ngành chăn nuôi về lâu dài, khiến ngành khó phát triển bền vững.

Trong 5 năm trở lại đây, chăn nuôi là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất (4,5-6%). Tổng sản lượng thịt hơi các loại tăng trưởng trung bình 2,7%/năm; sản lượng trứng tăng 7,1%/năm và sản lượng sữa tươi nguyên liệu tăng 4,5%/năm. Ngày càng có nhiều sản phẩm chăn nuôi được mở rộng xuất khẩu như mật ong, lợn sữa, tổ yến, trứng vịt muối, sữa và thịt gà chế biến…

Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra rất phức tạp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường cung cấp giống gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan ở nội địa mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. Mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền trung và miền nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục...

Tại "Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững" do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều ngày 17/10, Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh cho biết, tình hình buôn bán, vận chuyển, nhập lậu 9 tháng đầu năm 2023 tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Trong đó, tỉnh Lạng Sơn phát hiện 31 vụ với 101.800 con gia cầm giống; 4.000 gia cầm thịt; 8. 532 kg/sản phẩm động vật. Tỉnh Quảng Ninh với 41 vụ bị phát hiện và 14.795 con gia cầm giống; 27.900 quả trứng giống; 16.695 kg/sản phẩm động vật. Tỉnh Cao Bằng với 59 vụ và 39.000 con gia cầm giống…

Thời điểm hiện tại, theo ông Minh, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.

Cho rằng việc nhập lậu đang ảnh hưởng đến việc phát triển ngành chăn nuôi bền vững, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nói: “Muốn phát triển chăn nuôi bền vững phải làm tốt 5 vấn đề, bao gồm kiểm soát tốt dịch bệnh, an toàn thực phẩm, môi trường, thị trường và tổ chức các chuỗi liên kết bằng các giải pháp công nghệ chăn nuôi tuần hoàn trong các ngành hàng như gia cầm, sữa… Mà việc kiểm soát nhập khẩu lại tác động đến các vấn đề trên”.

Ông Dương cũng nói thêm, các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm đều xuất phát từ việc nhập khẩu: “Các bệnh truyền nhiễm vào Việt Nam đều đi theo con đường nhập khẩu như dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi…”.

Rõ hơn về hậu quả nhập lậu, báo cáo của Cục Thú y chỉ rõ, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm vào Việt Nam ngày càng cao khi các giống gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không được lấy mẫu xét nghiệm sạch bệnh, không tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập lậu…

Việc nhập lậu còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú ý, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm…. Đồng thời tác động lớn đến phát triển chăn nuôi bền vững, ảnh hưởng đến truy xuất nguồn gốc, xuất khẩu động vật…

Tại hội nghị, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, công tác tổ chức thực hiện từ các địa phương cần được triển khai hiệu quả khi Việt Nam đã có các nghị định, luật, thông tư, chỉ thị... về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm..

Đồng thời, cần phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống thú y các cấp từ tỉnh tới thôn bản. Xây dựng lực lượng này thành một khối thống nhất, liên kết chặt chẽ theo tinh thần làm việc bằng hết tâm trí, có trách nhiệm để bảo vệ ngành chăn nuôi, doanh nghiệp, người sản xuất trong nước.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng cho rằng, cần tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi, bao gồm hoàn thiện xây dựng, thực hiện thể chế; tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả các quy định Luật chăn nuôi, đặc biệt là kiểm soát mật độ và môi trường chăn nuôi.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển giống vật nuôi. Bao gồm thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra là con giống cung cấp cho sản xuất, để cơ sở sản xuất giống chủ động tự kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để đa dạng nguồn cung. Các cơ sở chăn nuôi áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống…

Bên cạnh đó, cần tăng cường chế biến, chế biến sâu gắn với xúc tiến thị trường thương mại. Bao gồm, rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về quy hoạch đất đai cho giết mổ, chế biến; xây dựng hệ thống thông tin và thống kê về giết mổ, chế biến...

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.