Nhóm 1% dân số siêu giàu chiếm hơn 30% tài sản toàn nước Mỹ

tài sản MỸ
15:28 - 02/04/2022
Ông Warren Buffett - một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại và là người giàu thứ 6 thế giới hiện nay. Ảnh: Reuters
Ông Warren Buffett - một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại và là người giàu thứ 6 thế giới hiện nay. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo Cục Dự trữ Liên bang (FED), trong năm 2021, tài sản của top 1% những người giàu nhất nước Mỹ như Warren Buffett và Jeff Bezos đã tăng tổng cộng 6.500 tỷ USD do giá cổ phiếu gia tăng và thị trường tài chính chứng kiến nhiều sự cải thiện.

Báo cáo mới nhất của FED về tài sản hộ gia đình cho thấy, tổng tài sản của 1% những người giàu nhất nước Mỹ đạt mức kỷ lục 45.900 tỷ USD vào cuối quý IV/2021. Trong suốt quá trình diễn ra đại dịch, tài sản của những người này đã tăng hơn 12.000 tỷ USD – tương đương với 33%. Tính riêng trong năm 2021, tổng tài sản của 1% những người giàu nhất chiếm mức kỷ lục 32,3% tài sản trên toàn quốc.

Báo cáo của FED cho biết động lực chính giúp những người giàu nhất càng thêm giàu vào năm ngoái là do cổ phiếu và các hoạt động từ lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân. Dữ liệu cũng cho thấy khoảng 4.300 tỷ USD trong tổng mức tăng 6.500 tỷ của 1% người siêu giàu đến từ cổ phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu quỹ tương hỗ. Danh mục cổ phiếu nhóm 1% dân số Mỹ này hiện trị giá 23.000 tỷ USD và những người này sở hữu mức kỷ lục 53,9% cổ phiếu được nắm giữ riêng lẻ trên toàn thị trường.

Hãng tin CNBC cũng cho biết, ngoài cổ phiếu, các doanh nghiệp tư nhân cũng là một động lực mạnh mẽ cho những người giàu nhất. Theo FED, tỷ lệ 1% người giàu nhất sở hữu 57% số công ty tư nhân. Giá trị của các doanh nghiệp tư nhân do những người giàu nhất nắm giữ cũng đã tăng 36%, tương đương 2.200 tỷ USD trong năm 2021.

Ở một diễn biến khác, giá trị các bất động sản gia tăng cũng đóng góp vào số tài sản ngày một lớn của 1% người giàu. Số tài sản nhà đất mà những người này nắm giữ đã tăng từ mức dưới 1.000 tỷ USD lên thẳng 5.270 tỷ USD trong thời đại dịch.

Ông Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon và là người giàu nhất thế giới năm 2021. Ảnh: Getty Images

Ông Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon và là người giàu nhất thế giới năm 2021. Ảnh: Getty Images

Ông Edward Wolff, giáo sư kinh tế tại Đại học New York, nhận định những con số này đã cho thấy sự bùng nổ của cải do đại dịch là một trong những đợt bùng nổ sự giàu có đứng đầu trong vòng 40 năm qua tại Mỹ. Tuy nhiên, chính điều này lại làm bất bình đẳng trong thu nhập tại nền kinh tế số 1 thế giới càng lớn hơn nữa.

Vì vậy, bất chấp những tuyên bố về việc dân chủ hóa thị trường chứng khoán, cùng sự cải thiện tới từ hàng triệu những nhà đầu tư bán lẻ mở mới tài khoản giao dịch trên các nền tảng, quyền sở hữu cổ phiếu tại Mỹ trên thực tế đã trở nên tập trung hóa hơn. So với trước khi đại dịch diễn ra, 10% số người giàu nhất tại Mỹ nắm trong tay tới 89% tổng số cố phần các công ty được nắm giữ riêng lẻ và cổ phiếu quỹ tương hỗ vào cuối năm 2021.

Theo giáo sư Wolff, giá cổ phiếu tăng vọt đã tạo ra một “chu kỳ phản hồi ”về sự giàu có và bất bình đẳng trong xã hội Mỹ. Khi quyền sở hữu cổ phiếu nghiêng nhiều về tầng lớp xếp hạng cao hơn trên bảng xếp hạng giàu có, giá cổ phiếu tăng cao sẽ dịch chuyển nhiều tiền hơn sang những người Mỹ giàu có.

Mặt khác, do những người giàu có đủ khả năng tiết kiệm và đầu tư một phần lớn hơn trong số tài sản ngày một gia tăng của mình, nhiều tài sản thu được của quốc gia đổ vào thị trường chứng khoán hơn. Như một kết quả tất yếu, giá cổ phiếu lại tăng cao hơn nữa. Bất bình đẳng giàu nghèo được thúc đẩy bởi sự tăng giá trong thị trường chứng khoán, đồng thời sự tăng giá cổ phiếu lại càng dẫn tới sự bất bình đẳng thu nhập lớn hơn.

Dù vậy, thị phần bất động sản của tầng lớp 1% này trên thực tế đã giảm nhẹ trong thời kỳ đại dịch, vì giá nhà và quyền sở hữu nhà cũng tăng lên đối với phần còn lại của đất nước. Bất động sản được sở hữu rộng rãi hơn nhiều so với cổ phiếu, do đó giá nhà tăng đã giúp tầng lớp trung lưu nhiều hơn so với tầng lớp 1% siêu giàu. \

Tính tới cuối năm 2021, số bất động sản mà những người giàu nhất Mỹ sở hữu đã giảm xuống mức 14% so với mức 14,5% của năm 2019. Tới năm 2022, do nguồn cung đình trệ, sự tăng trưởng tài sản ở tầng lớp thu nhập cao nhất có khả năng sẽ bị đình trệ hoặc giảm nhẹ.

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.