Những thách thức và lợi ích từ khai khoáng dưới đáy biển

khai khoáng đáy biển
15:26 - 03/07/2023
Robot khai khoáng đáy biển Patania II trên biển Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Robot khai khoáng đáy biển Patania II trên biển Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) – cơ quan quản lý đáy đại dương của Liên Hợp Quốc – đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán về việc cho phép khai khoáng dưới đáy biển nhằm đạt được các vật liệu giúp ích cho quá trình chuyển đổi xanh.

Khai khoáng dưới đáy biển nhắm tới các mỏ khoảng sản và kim loại dưới đáy đại dương. Hiện nó gồm 3 hình thức là khai thác các quặng đa kim giàu trầm tích, khai thác các trầm tích sunfua khổng lồ và tước lớp vỏ coban khỏi đá. Các quặng và lớp vỏ này chứa các vật liệu như nickel, đất hiếm hay coban cần thiết cho pin và các vật liệu khác năng lượng tái tạo cũng như cho công nghệ hàng ngày như điện thoại di động và máy tính.

Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng trên đất liền cạn kiệt và nhu cầu tiếp tục tăng, tài nguyên dưới đáy biển được coi như đóng vai trò chiến lược quan trọng.

Theo AP, kỹ thuật và công nghệ được sử dụng để khai thác dưới biển sâu vẫn đang được phát triển. Trong khi có một số công ty đang tìm cách hút vật liệu từ đáy biển bằng máy bơm lớn, một số khác cố gắng phát triển công nghệ dựa trên AI nhằm dạy cho các robot biển sâu cách khai thác hay tìm cách sử dụng các máy móc tiên tiến có thể khai thác vật liệu bên ngoài những ngọn núi và núi lửa khổng lồ dưới đáy biển.

Các quy định về khai khoáng dưới đáy biển

Các quốc gia quản lý lãnh thổ biển và vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, trong khi hải phận quốc tế và đáy đại dương quốc tế được quản lý bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Công ước này được áp dụng với các quốc gia bất kể ký hoặc phê chuẩn hay không. Cụ thể, nó quy định đáy biển và tài nguyên khoáng sản được coi là “di sản chung của nhân loại” và phải được quản lý theo cách bảo vệ lợi ích của nhân loại thông qua chia sẻ lợi ích kinh tế, hỗ trợ nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển.

Để có thể khai khoáng dưới đáy biển, các công ty trong ngành đang hợp tác với các quốc gia để xin được giấy phép thăm dò. Tính tới hiện tại, có hơn 30 giấy phép thăm dò đã được cấp, với các hoạt động chủ yếu tập trung vào một khu vực được gọi là Khu vực đứt gãy Clarion-Clipperton, trải rộng 14,5 triệu km2 giữa Hawaii và Mexico.

Khu vực đáy biển chứa quặng mangan tại vùng nước sâu cạnh Hawaii. Ảnh: Văn phòng Nghiên cứu và Thăm dò Đại dương của OAA

Khu vực đáy biển chứa quặng mangan tại vùng nước sâu cạnh Hawaii. Ảnh: Văn phòng Nghiên cứu và Thăm dò Đại dương của OAA

Các lo ngại về môi trường

Dù khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, con người mới chỉ khám phá được một phần nhỏ của đáy biển sâu. Do đó, các nhà bảo tồn lo ngại rằng các hệ sinh thái biển và môi trường sống ở biển sâu sẽ bị tổn hại nếu việc khai thác được các chính phủ cấp phép, đặc biệt là khi không có bất kỳ giao thức bảo vệ môi trường nào.

Các thiệt hại do khai thác có thể bao gồm tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm ánh sáng cũng như khả năng rò rỉ, tràn nhiên liệu và các hóa chất khác được sử dụng trong quá trình khai thác. Trầm tích từ một số quy trình khai thác cũng là một mối quan tâm lớn do chúng thường được bơm trở lại biển sau khi các vật liệu có giá trị được khai thác. Điều này có khả năng gây hại cho các loài như san hô và bọt biển, đồng thời có thể làm ngạt thở hoặc cản trở một số sinh vật.

Tuy các tác động của việc khai khoáng lên hệ sinh thái biển sâu vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng sự mất mát đa dạng sinh học là không thể tránh khỏi và có khả năng không thể đảo ngược. AP trích dẫn ông Christopher Kelley - nhà sinh vật học có chuyên về sinh thái biển sâu – nhận định: “Con người liên tục tìm ra những thứ mới và vẫn còn quá sớm để bắt đầu khai thác dưới đáy biển sâu khi chưa thực sự hiểu về sinh học, môi trường, hệ sinh thái hay bất cứ thứ gì khác tại đó”.

Vào đầu tháng 7 này, Ủy ban Kỹ thuật và Pháp lý của ISA - cơ quan giám sát việc phát triển các quy định khai thác ở biển sâu - sẽ nhóm họp để thảo luận về dự thảo mã khai thác vẫn chưa được thông qua. Theo dự kiến, việc khai thác được cấp phép của ISA có thể bắt đầu sớm nhất là năm 2026 và các đơn xin khai thác phải được xem xét và cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình này, đã có nhiều công ty và chính phủ thể hiện thái độ phản đối. Các tập đoàn lớn như Google, Samsung hay BMW đều ủng hộ lời kêu gọi của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) trong việc cam kết tránh sử dụng khoáng sản được khai thác từ các đại dương trên hành tinh. Hơn một chục quốc gia bao gồm Pháp, Đức và một số quốc đảo Thái Bình Dương cũng chính thức kêu gọi cấm hoặc tạm dừng khai thác dưới đáy biển ít nhất cho đến khi các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.