Ông Đặng Tất Thắng làm Chủ tịch FLC và Bamboo Airways

DOANH NGHIỆP Việt nAM
09:39 - 31/03/2022
Ông Đặng Tất Thắng có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng của FLC, đặc biệt mảng hàng không và mảng đầu tư phát triển dự án.
Ông Đặng Tất Thắng có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng của FLC, đặc biệt mảng hàng không và mảng đầu tư phát triển dự án.
0:00 / 0:00
0:00
Ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và Công ty Cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) từ ngày 31/3/2022, thay cho ông Trịnh Văn Quyết, người mới bị bắt tạm giam vì tội thao túng chứng khoán.

Đây là thông tin mới nhất từ Tập đoàn FLC sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi thao túng chứng khoán ngày 29/3. Dự kiến, cuộc họp ĐHCĐ gần nhất của FLC và Bamboo Airways sắp tới, ĐHĐCĐ sẽ xem xét bầu bổ sung, kiện toàn cơ cấu thành viên HĐQT của cả hai doanh nghiệp này.

Trong khi vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways sẽ do ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm thì quyền cổ đông FLC, cổ đông Bamboo Airways tương ứng với toàn bộ cổ phần ông Trịnh Văn Quyết sở hữu tại hai doanh nghiệp và các tài sản, quyền tài sản khác được bà Vũ Đặng Hải Yến thực hiện theo ủy quyền.

Ông Đặng Tất Thắng sinh năm 1981, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng và Quản lý Dự án tại Đại học Northumbria (Vương quốc Anh), và là gương mặt lãnh đạo quen thuộc tại FLC, Bamboo Airways. Trước khi được bổ nhiệm vị trí mới hôm nay, tại Bamboo Airways ông là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Còn tại Tập đoàn FLC, ông Thắng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ năm 2014 và được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT FLC nhiệm kỳ 2021 – 2026, từ tháng 4/2021.

Về Bamboo Airways, hãng hàng không này đang khai thác mạng lưới 70 đường nội địa và quốc tế, vận chuyển gần 10 triệu lượt hành khách mỗi năm. Năm 2022, Bamboo Airways đặt mục tiêu mở rộng mạng bay lên 120 tuyến, gồm 80 đường bay nội địa và 40 đường bay quốc tế.

Đầu năm 2021, Bamboo Airways hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn đóng góp thêm là nguồn vốn tư nhân, song cơ cấu cổ đông mới không được tiết lộ.

Sau khi Bamboo tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của FLC giảm từ 51,29% xuống còn 39,4%. Như vậy từ quý I/2021, Bamboo Airways đã không còn là công ty con của Tập đoàn FLC mà là công ty liên kết. Thực tế, Tập đoàn FLC không thoái bớt vốn khỏi Bamboo mà thậm chí còn góp thêm 550 tỷ đồng. Nhưng do nguồn vốn mà các cổ đông khác góp vào lớn hơn nên tỷ lệ sở hữu của FLC tại Bamboo bị giảm xuống.

Sau đó, Bamboo Airways tiếp tục thêm hai đợt tăng vốn nữa và đến tháng 10/2021 đã đạt 18.500 tỷ đồng. Con số này đưa Bamboo Airways vào nhóm có vốn điều lệ lớn hàng đầu, chỉ kém Vietnam Airlines khoảng gần 4.000 tỷ đồng và hơn gần hai lần Vietjet Air.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của FLC, tại thời điểm 31/12/2021, tập đoàn chỉ còn sở hữu 21,7% cổ phần tại Bamboo Airways. Do vậy, FLC đã không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của Bamboo Airways vào báo cáo tài chính quý IV.

Chiều 30/3, Cục Hàng không Việt Nam đã họp khẩn với lãnh đạo chủ chốt của Bamboo Airways để đánh giá rủi ro, đảm bảo hoạt động bay an toàn tuyệt đối; sau khi Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam. Theo ông Hồ Minh Tấn - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, trước mắt Cục sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong 3-6 tháng tới. Trong đó, đặc biệt lưu ý vấn đề bảo dưỡng, khai thác tàu bay, huấn luyện đào tạo, duy trì năng định cho đội ngũ phi công, tiếp viên, nguồn nhân lực.

Còn phía Bamboo Airways cho biết, toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt bộ máy theo phê chuẩn Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC), Tổ chức bảo dưỡng (AMO) và Trung tâm đào tạo (ATO) giữ nguyên; không có thay đổi nhân sự chất lượng cao (phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư...). Các định chế tài chính (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) đã ký kết hợp đồng với Bamboo Airways đều cam kết duy trì và tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Với khách hàng, Bamboo Airways cũng cam kết và tiếp tục cam kết thực hiện mọi nghĩa vụ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.