'Ông lớn' ngành logistics báo lãi quý 2/2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ

MVN VIMC
20:36 - 27/07/2023
'Ông lớn' ngành logistics báo lãi quý 2/2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ
0:00 / 0:00
0:00

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 2 với mức lợi nhuận sau thuế là 510,6 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý 2/2023, VIMC báo doanh thu thuần đạt 3.363 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm chậm, biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp đáng kể từ 31,3% ghi nhận cùng kỳ năm trước xuống còn 21,3%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 717 tỷ đồng, giảm 42% so với quý 2/2022.

Doanh thu tài chính trong kỳ của công ty tăng 5% lên mức 197 tỷ đồng; Lãi từ liên doanh, liên kết tăng 34% lên 53 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm 19% so với cùng kỳ xuống còn 96 tỷ đồng; Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm lần lượt là 12% và 25% so với cùng kỳ.

Mặc dù đã cắt giảm các chi phí, VIMC vẫn ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 giảm 48,4% so với cùng kỳ, ở con số 510,6 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.212,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với con số nửa đầu năm ngoái; Lợi nhuận sau thuế đạt 907,2 tỷ đồng, giảm gần 46% so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, VIMC đặt chỉ tiêu 13.354 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế là 2.330 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, tổng công ty đã thực hiện được một nửa kế hoạch năm đối với 2 chỉ tiêu trên.

Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm ngày 30/6/2023, MVN ghi nhận tổng tài sản ở mức 27.840,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,3% so với con số hồi đầu năm. Trong đó, tài sản cố định chiếm 1/3 tổng tài sản với hơn 9.100 tỷ đồng. Tổng công ty còn có gần 8.200 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn. Lỗ luỹ kế tính đến cuối quý 2 giảm xuống còn hơn 814 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý 2/2023 là 543,6 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,1% so với số đầu năm là 591,4 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả tăng nhẹ 3% lên 13.240,7 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.

VIMC (tên cũ là Vinalines) được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250 của Thủ tướng Chính phủ, mang sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam.

Với vai trò như vậy, VIMC là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tạo được chuỗi hạ tầng và dịch vụ logistics khép kín gồm: Khai thác cảng – Vận tải biển – Dịch vụ hàng hải.

VIMC hiện có 34 doanh nghiệp thành viên (19 công ty con, 13 công ty liên kết, 2 khoản đầu tư khác); 1 doanh nghiệp đang thực hiện giải thể và 2 doanh nghiệp đang thực hiện phá sản. Với hiện trạng Nhà nước nắm 99,47% vốn điều lệ, tổng công ty đang xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, dự kiến giảm sở hữu tại nhiều doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.