Sắp diễn ra hội nghị '3 trong 1' tại Tây Nguyên, khai mở cơ hội phát triển

Tây Nguyên QUY HOẠCH
15:20 - 14/11/2022
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về Tây Nguyên. Ảnh: Bộ VHTT&DL.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về Tây Nguyên. Ảnh: Bộ VHTT&DL.
0:00 / 0:00
0:00
Để phát huy hết tiềm năng và khắc phục những hạn chế của vùng, Hội nghị “ba trong một” về Tây Nguyên sẽ diễn ra từ 19-20/11 với ba nội dung chính, gồm triển khai chương trình hành động của Chính phủ, tiến hành xúc tiến đầu tư và triển lãm ảnh.

Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức vào 19 – 20/11 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông công bố tại buổi họp báo, ngày 14/11 nhằm thông báo các nội dung chính của chương trình hội nghị sắp tới.

Phát triển xanh – Hài hòa – Bền vững

Quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên đã tăng nhanh trong những năm qua, trong đó năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002. Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của vùng và tìm ra những dư địa phát triển mới trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW với ba mục tiêu, gồm: Phát triển Tây Nguyên thành vùng phát triển xanh bền vững giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Cụ thể hóa 6 nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, xác định lộ trình, thời gian, cấp triển khai Nghị quyết nhằm thực hiện có trọng tâm trọng điểm gắn với các nguồn lực.

Khẳng định tinh thần của Chính phủ đồng hành cùng các tỉnh Tây Nguyên thực hiện các mục tiêu định hướng, tiến tới năm 2023 thành lập Hội đồng điều phối vùng.

"Các mục tiêu trong giai đoạn 2030 – 2045 đều là những định hướng lớn, cụ thể, phát huy được hết khả năng lợi thế của vùng. Đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của Tây Nguyên đạt 7 - 7,5%, cao hơn mức bình quân của cả nước và cao hơn mức 10 năm gần đây của Tây Nguyên là một mục tiêu mạnh mẽ chưa từng có”.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông

Với chủ đề “Phát triển xanh – Hài hòa – Bền vững”, Hội nghị sắp tới là dịp công bố Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW nhằm tạo sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.

Các Bộ/ngành sẽ có những tham luận chủ chốt đóng góp cho Chương trình hành động của vùng, gồm: Tham luận Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tận dụng các thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng với định hướng phát triển các nông sản đặc trưng của Tây Nguyên.

Tham luận Bộ Giao thông vận tải về kết nối giao thông Tây Nguyên với các vùng lân cận, nâng cấp các sân bay.

Tham Luận Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về giải pháp phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở vùng Tây Nguyên.

“Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của vùng Tây Nguyên, mở ra cơ hội mới cho vùng đất phên dậu phía Tây của Tổ quốc, nóc nhà của Đông Dương”, Thứ trưởng KH&ĐT đánh giá.

Đảm bảo phát triển xanh cho vùng. Ảnh: Bộ VHTT&DL.

Đảm bảo phát triển xanh cho vùng. Ảnh: Bộ VHTT&DL.

Chương trình hành động gắn với Quy hoạch vùng

Thông tin cụ thể về nội dung Hội nghị, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Hội nghị “ba trong một” được tổ chức với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, Hội nghị tiến hành xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên.

Theo Thứ trưởng Đông, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài chưa khai thác nhiều vào vùng. Nghị quyết 23 sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài cùng với các quy hoạch phát triển hết tiềm năng của vùng.

Trong khuôn khổ Hội nghị sắp tới, sẽ trao chứng nhận đầu tư vào vùng với tổng vốn đăng ký là 1.250 tỷ đồng, chia làm ba dự án: Chế biến nông sản, chế biến gỗ, thương mại bất động sản. So với các vùng khác con số này chưa cao nhưng so với Tây Nguyên đây là con số đáng trân trọng”, Thứ trưởng KH&ĐT Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất và con người vùng Tây Nguyên thông qua Triển lãm Ảnh nghệ thuật “Tây Nguyên xanh – Hài hòa – Bền vững”.

Quy hoạch 3 tiểu vùng nhỏ tại Tây Nguyên

Đề cập thêm về cơ sở pháp lý phát triển kinh tế Tây Nguyên nhanh và bền vững, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, Quy hoạch vùng Tây Nguyên dự kiến hoàn thành trong năm 2023 có mối liên hệ với Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch tỉnh.

Trong đó có quy hoạch thành 3 tiểu vùng nhỏ của khu vực Tây Nguyên gồm:

Bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum) phát triển công nghiệp thủy điện hiện có, năng lượng tái tạo tiềm năng, phát triển vùng cây dược liệu, hình thành các khu du lịch sinh thái gắn với vùng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Không gian phát triểm gắn kết nối với Duyên hải miền Trung.

Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk) tập trung phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, nông lâm thủy sản, đặc biệt là sản xuất chế biến xuất khẩu cà phê và xây dựng các trung tâm dịch vụ thương mại. Không gian phát triển kinh tế gắn với Khánh Hòa, Phú Yên. Riêng đối với Đắk Lắk, ngày mai Quốc hội sẽ thông qua cơ chế đặc thù cho Buôn Ma Thuột.

Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông) phát triển các ngành dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, quy mô lớn, khai thác công nghiệp chế biến boxit, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Không gian phát triển kinh tế gắn với vùng Đông Nam Bộ.

Triển lãm ảnh “Tây Nguyên xanh - Hài hòa – Bền vững” sẽ tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng trong hai ngày 19 và 20/11.

Triển lãm trưng bày gần 200 ảnh nghệ thuật thuộc nhiều thể loại nhiếp ảnh nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh khung cảnh thiên nhiên của núi rừng với vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, bất tận của vùng đất đầy nắng, gió, sự quyến rũ của những dòng thác nước trắng rầm rì tuôn chảy, triển lãm giới thiệu những hình ảnh khắc họa những nét đẹp của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.