Tây Nguyên mời gọi ‘đại bàng, chim sẻ’ đầu tư vào chuỗi giá trị nông sản

Tây Nguyên ĐẦU TƯ
12:15 - 21/05/2022
Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai” sáng 21/5. Ảnh: Quách Sơn
Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai” sáng 21/5. Ảnh: Quách Sơn
0:00 / 0:00
0:00
Các tỉnh vùng Tây Nguyên có nhiều cơ hội phát triển với đa dạng các loại nông sản tiềm năng, tuy nhiên hiện khu vực này đang thiếu cơ chế đất đai, chính sách để thu hút các nhà đầu tư xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Trên cơ sở xác định những tiềm năng sẵn có, Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên tại Gia Lai” diễn ra sáng 21/5 ở TP Pleiku, nhằm tạo ra những thay đổi lớn trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản cho vùng.

Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, là một trong những trung tâm sản xuất nông sản dồi dào của cả nước, đứng đầu về các sản phẩm nông sản như cà phê, bơ, chanh leo, hồ tiêu. Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển kinh tế Tây Nguyên, ổn định dân cư thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giúp khu vực tăng 6,05% trong năm 2021.

Cùng với các tiềm năng lợi thế, Tây Nguyên còn có hạ tầng kinh tế tập trung liên tỉnh thuận lợi và đang tiếp tục phát triển. Theo đó nông nghiệp Tây Nguyên đã hội tụ đầy đủ chuỗi giá trị nông sản của các vùng miền trên cả nước.

Dẫn lời Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan về kêu gọi đầu tư vào Nông nghiệp, ông Tiến nhấn mạnh: "Sẽ có những con 'đại bàng' và cũng sẽ có những con 'chim sẻ', chúng ta muốn có nhiều 'đại bàng' để dẫn dắt nhưng cũng không được quên những con 'chim sẻ'. Đó là những hợp tác xã, những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đầu tư ở các địa phương, mặc dù giá trị có thể không cao nhưng hợp lực 'các chim sẻ' lại thì sẽ tạo ra hiệu quả lan tỏa".

Thứ trưởng Tiến cũng cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, hiện những hạn chế liên kết vùng còn chưa được chú trọng đúng mức, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở chế biến còn chưa đồng đều.

Cũng theo lời Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, thời gian tới, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030, các tỉnh Tây Nguyên cần định hướng các quy hoạch: vùng, nhánh, địa phương được triển khai quyết liệt để phát triển vùng nông nghệ công nghệ cao, đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ.

Ảnh: Quách Sơn

Ảnh: Quách Sơn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến

“Định hướng phát triển nông sản Tây Nguyên thời gian tới, Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đổi mới mô hình phát triển khai thác tài nguyên bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp Tây Nguyên, nhất là khi xung đột Nga - Ukraine gây ra khủng hoảng đứt gãy chuỗi cung ứng, để có thể đẩy mạnh kết nối Tây Nguyên với thị trường thế giới".

“Đồng thời, các tỉnh Tây Nguyên cũng cần chú trọng thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao, chuyển đổi số liên kết liên tỉnh, liên ngành để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản cho vùng. Xây dựng hệ sinh thái chất lượng cao giàu bản sắc cho Tây Nguyên, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân thông minh, đưa vùng phát triển đúng với những tiềm năng hiện có”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Với góc nhìn địa phương, là một trong những tỉnh có tiềm năng được đánh giá thuộc top đầu của Tây Nguyên, ông Kpa Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh này đang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với chế biến.

Toàn tỉnh có khoảng 231.000 ha cây trồng thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với 81 Hợp tác xã, 72 Tổ hợp tác, 42 doanh nghiệp và trên 11.862 hộ nông dân tham gia liên kết. Tỉnh Gia Lai cũng hiện có 3 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với những tiềm năng trên, trong thời gian tới, tỉnh Gia Lai có định hướng tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển tiêu thụ các nông sản thế mạnh, đồng thời phát triển hệ thống logistics cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Bên cạnh đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư để có được sự hợp tác giữa tỉnh và các doanh nghiệp mang lại kết quả tốt nhất.

Ảnh: Quách Sơn
Ảnh: Quách Sơn

Ông Kpa Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

“Tỉnh cũng cam kết tạo các điều kiện cho nhà đầu tư được nhiều thuận lợi trong thụ hưởng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thực hiện việc liên kết, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư để tạo hiệu quả cao nhất”.

Huy động tiềm năng liên kết vùng thu hút đầu tư

Cũng tại diễn đàn sáng nay, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông đã có những chia sẻ về thế mạnh của tỉnh này trong việc chuyển đổi nông nghiệp thông minh, thay đổi nhận thức của bà con nông dân.

Thông tin về định hướng của tỉnh trong thời gian tới, ông Mười cho biết, Đắk Nông sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh. Kêu gọi các tỉnh trong vùng Tây Nguyên cùng ngồi lại kết nối chia sẻ tìm đầu ra cho nông sản của khu vực.

Ảnh: Quách Sơn
Ảnh: Quách Sơn

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông

“Tỉnh đang tích cực kêu gọi đầu tư, rất mong muốn có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước hơn nữa vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản tại tỉnh. Chính bản thân tôi đã từng gửi rất nhiều thư đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kêu gọi đầu tư”.

Cùng có những tiềm năng như Đắk Nông, ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng có những lời mời gọi đầu tư đến các doanh nghiệp vào tỉnh.

Theo ông Y Giang Gry Niê Knơng, bên cạnh những nông sản tiềm năng chung của cả vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk còn đang chuẩn bị xây dựng sân bay và hoàn thiện hệ thống đường Trường Sơn Đông là những lợi thế về hạ tầng giao thông và logistics của tỉnh.

Ảnh: Quách Sơn
Ảnh: Quách Sơn

Ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

"Với tiềm năng, lợi thế, dư địa phát triển hiện có, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Đăk Lăk sẽ tập trung vào một số mục tiêu trọng tâm trong việc xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, hội nhập trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với phát triển nền kinh tế chung của tỉnh, trong vùng và cả nước”.

Đồng thời, Đắk Lắk hướng đến đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch; gắn nông nghiệp với phát triển lâm nghiệp bền vững. “Đây là những cơ sở để Đắk Lắk tăng cường thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực chế biến và logistic. Xác định và xây dựng các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với thị trường”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh.

Trong khi đó, để phát huy những tiềm năng, lợi thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh mong muốn thông qua diễn đàn này, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhà phân phối quan tâm, nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo giá trị bền vững đối với các ngành hàng sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cà phê, cây ăn quả, dược liệu, mắc ca, trồng rừng sản xuất, chăn nuôi...

“Về phía tỉnh cam kết chỉ đạo các sở, ngành, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các các Hiệp hội, doanh nghiệp, nhà phân phối nông sản khảo sát và triển khai các dự án chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, ông nguyễn Tấn Liêm nói thêm.

Trong khi đó, là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều loại nông sản đặc trưng của vùng, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT, đại diện cho tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận:

Ảnh: Quách Sơn
Ảnh: Quách Sơn

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng

“Trong thời gian tới rất cần sự gắn kết, phối hợp giữa các tỉnh và sự hỗ trợ, định hướng của Bộ NN&PTNT để hình thành nên vùng sản xuất bền vững và các chuỗi giá trị ngành hàng hoạt động hiệu quả, nâng tầm giá trị thương hiệu nông sản của vùng trên thị trường quốc tế. Lâm Đồng rất mong cùng với các tỉnh trao đổi kinh nghiệm, giải pháp tạo sự liên kết để thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển bền vững và hiệu quả”.

Tin liên quan

Đọc tiếp