SSI kỳ vọng ACB sẽ lãi trước thuế trên 20.000 tỷ đồng trong năm 2023

NGÂN HÀNG Việt nAM
16:05 - 19/02/2023
SSI kỳ vọng ACB sẽ lãi trước thuế trên 20.000 tỷ đồng trong năm 2023
0:00 / 0:00
0:00
Chuyên gia SSI đánh giá ngân hàng ACB có bộ đệm tín dụng đủ mạnh để chống chọi với những khó khăn hiện tại của trường tài chính, cùng tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận nhiều hứa hẹn với sự thận trọng trong quản trị rủi ro.

Tại báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB), chuyên gia SSI Research cho rằng, nhu cầu về tín dụng tại ACB sẽ không cao trong nửa đầu năm 2023 do môi trường lãi suất cao, nhưng có thể phục hồi nhanh trong nửa cuối năm 2023.

Trước đó, tính tới thời điểm 31/12/2022, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng này đạt 14,3% so với đầu năm (413.700 tỷ đồng) vượt qua tốc độ tăng trưởng tiền gửi là 11,6% so với đầu năm (458.000 tỷ đồng).

Trong năm 2022, ACB đã chủ động giảm mức cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản xuống chỉ còn 0,5% tổng tín dụng, tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng. Mặt khác, tiền gửi của khách hàng đạt gần 414.000 tỷ đồng (tăng 9% so với đầu năm). Trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng 13,6% so với đầu năm đạt 322.000 tỷ đồng, thì tiền gửi không kỳ hạn lại giảm 4,6% so với đầu năm đạt 92.000 tỷ đồng.

Theo đó, tỷ lệ CASA giảm từ 24,1% trong quý 3/2022 xuống còn 22,3% trong quý 4/2022 (so với 25,5% trong quý 4/2021). Mặc dù vậy, chuyên gia SSI Research cho rằng, môi trường lãi suất tăng khiến khách hàng đã chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, nên việc CASA giảm là không thể tránh khỏi.

Về chất lượng tài sản tại ACB, theo SSI, ngân hàng này đã quản lý chất lượng tài sản tốt hơn so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,74%, do đã xử lý khoản nợ xấu 990 tỷ đồng (0,24% tổng tín dụng).

Tuy nhiên, các khoản nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) đã tăng 24% so với đầu năm lên hơn 2.300 tỷ đồng trong quý 4/2022, chiếm khoảng 0,57% dư nợ cho vay khách hàng - chủ yếu đến từ việc cập nhật CIC (cập nhật danh sách khách hàng vay vốn).

Mặc dù vậy, các khoản nợ cơ cấu Covid-19 giảm thêm 25% so với quý trước xuống còn 8.400 tỷ đồng (2% tổng tín dụng). Chuyên gia SSI cho rằng nợ xấu hình thành từ các khoản nợ cơ cấu này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cốt lõi của ACB, khi mà ngân hàng này đã trích lập dự phòng 100% trong năm 2021.

Với sự sụt giảm mạnh của các khoản nợ cơ cấu (giảm 44% so với đầu năm), ACB đã hoàn nhập dự phòng khoản 2.000 tỷ đồng trong năm 2022 và giúp giảm dự phòng tín dụng xuống còn 71 tỷ đồng (giảm 98% so với cùng kỳ) trong năm 2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện lên 159,3% sau khi giảm xuống 137,8% trong quý 3/2022.

Do đó, chuyên gia SSI đánh giá, năm 2023, ACB vẫn sẽ tuân thủ theo triết lý quản trị rủi ro thận trọng với tỷ lệ nợ xấu sẽ không vượt quá 1%. Với bộ đệm tín vững trãi trong năm 2022, SSI cho rằng ACB vẫn còn nhiều dư địa để xử lý nợ xấu trong năm 2023. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu có thể giảm xuống 129% trong năm 2023 (từ 159,3% trong quý 4/2022).

SSI gọi ACB là "ngôi sao sáng giữa bầu trời đêm" khi đánh giá về tình hình hoạt động của ngân hàng này trong năm 2023. ACB dự kiến sẽ tập trung hơn vào mảng cho vay và dịch vụ thanh toán quốc tế đối với khu công nghiệp và khu chế xuất. Mặt khác, tăng trưởng tổng tiền gửi có thể tăng lên 13,3% so với đầu năm, giúp hệ số dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng (LDR) thuần duy trì ổn định ở mức 90%.

Trong kịch bản cơ sở của chuyên gia SSI, lãi suất sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, chuyên gia cũng quan sát thấy rằng lãi suất cho vay mua nhà đã giảm từ 50 – 100 điểm cơ bản trong tháng 2/2023 trong toàn ngành.

Do đó, SSI kỳ vọng rằng ACB ít có khả năng tăng lãi suất cho vay khi chưa xem xét khả năng thanh toán của khách hàng. Như vậy, ACB sẽ khó tăng NIM trong năm 2023. Theo đó, chi phí huy động vốn sẽ tăng trong năm 2023, khiến NIM giảm 9 điểm cơ bản xuống 4,21%.

Kết luận, chuyên gia SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tại ACB sẽ tăng 19% so với cùng kỳ, đạt 20.400 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 704.073 tỷ đồng, tăng 15,8% và tăng trưởng tín dụng đạt 14% trong năm 2023.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.