Thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3 vượt xa mức tăng trưởng toàn cầu

TRÁI PHIẾU asean
18:48 - 21/03/2024
Thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3 vượt xa mức tăng trưởng toàn cầu
0:00 / 0:00
0:00
Theo ADB, thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế ASEAN+3 đã tăng 29,3% trong năm 2023, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng Euro.

Theo báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 21/3, lượng trái phiếu bền vững tại các nền kinh tế này được gọi chung là ASEAN+3 (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), đạt 798,7 tỷ USD vào cuối năm 2023 và chiếm khoảng 20% tổng lượng trái phiếu bền vững toàn cầu.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng Euro lần lượt đạt 4 nghìn tỷ và 1,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2023.

Theo ADB, thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3 đã tăng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng Euro.

Riêng thị trường ASEAN, ADB ghi nhận lượng phát hành trái phiếu bền vững ở mức 19,1 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 7,9% tổng lượng phát hành tại thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3, so với mức 2,5% thị phần phát hành trái phiếu chung của thị trường ASEAN trong ASEAN+3.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Albert Park cho biết, lượng phát hành trái phiếu bền vững ở ASEAN chiếm tỷ trọng cao hơn trong nguồn vốn tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn trong năm 2023, nhờ sự tham gia của khu vực công.

Sự tham gia của khu vực công không chỉ bổ sung vào nguồn cung trái phiếu bền vững, mà còn đóng vai trò là hình mẫu cho khu vực tư nhân và giúp xác lập tiêu chuẩn định giá trong dài hạn cho những trái phiếu này ở thị trường trong nước.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Albert Park.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Albert Park.

Báo cáo của ADB cũng cho chỉ ra rằng, các điều kiện tài chính ở khu vực Đông Á mới nổi được cải thiện đôi chút trong thời gian từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024, khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải và hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều tăng trưởng ổn định.

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực Đông Á mới nổi tăng 2,5% trong quý cuối cùng của năm 2023 lên 25,2 nghìn tỷ USD. Tổng lượng phát hành trái phiếu giảm 4,8% so với quý trước do hầu hết các chính phủ đã đáp ứng yêu cầu cấp vốn trong những quý trước, trong khi Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm trong hoạt động vay của doanh nghiệp giữa bối cảnh triển vọng kinh tế yếu kém.

Đi ngược diễn biến khu vực, tại Việt Nam, theo báo cáo của ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam lại giảm 0,4% so với quý trước do khối lượng lớn tín phiếu NHNN đáo hạn. Tổng cộng đã có 360.300 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ USD) tín phiếu NHNN đáo hạn trong quý cuối cùng của năm 2023, trong khi NHNN ngừng phát hành tín phiếu vào tháng 11/2023.

Dư nợ trái phiếu chính phủ chỉ tăng 2,0% so với quý trước do lượng phát hành giảm, trong khi lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng 6,8% sau đợt sụt giảm trong quý trước.

ADB cũng ghi nhận lãi suất trái phiếu chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024.

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.