Thiếu hụt nguồn nhân lực, khó khăn dai dẳng của ngành logistics Việt Nam

logistics Việt nAM
07:00 - 15/12/2021
Thiếu hụt nguồn nhân lực, khó khăn dai dẳng của ngành logistics Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Bối cảnh của đại dịch năm 2021 với những đợt giãn cách xã hội, gián đoạn sản xuất và lưu thông kéo dài đã đặt dịch vụ logistics vào thế vừa bị ảnh hưởng trực tiếp, vừa phải thể hiện sức chống chịu bền bỉ để duy trì hoạt động của các chuỗi cung ứng.

Tại một diễn đàn bàn về các chính sách phát triển ngành logistic trong thời gian tới cũng như đề xuất các giải pháp cấp bách kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ khôi phục sản xuất và xuất khẩu, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dùng hình ảnh "rất kiên cường" để mô tả nỗ lực của ngành logistic giữa những bề bộn khó khăn mà đại dịch gây ra.

Bối cảnh của đại dịch năm 2021 với những đợt giãn cách xã hội, gián đoạn sản xuất và lưu thông kéo dài đã đặt dịch vụ logistics vào thế vừa bị ảnh hưởng trực tiếp, vừa phải thể hiện sức chống chịu bền bỉ để duy trì hoạt động của các chuỗi cung ứng.

Những mỹ từ cho những nỗ lực của ngành logistic

"Ngành logistics thời gian qua vẫn rất kiên cường đóng góp cho nền kinh tế của đất nước. Bởi ngành logistics có vai trò kép, bản thân nó là một ngành kinh tế, vừa tạo nên những giá trị riêng của ngành kinh tế, vừa hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến rất khó lường”, ông Phan Đức Hiếu phát biểu tại "Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/12.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo.

Mô tả ngành logistic "như những mạch máu của nền kinh tế quốc dân" Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong phần phát biểu của mình tại diễn đàn cũng đánh giá cao vai trò của ngành dịch vụ này trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế.

"Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ logistics phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển khá nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế, đóng góp quan trọng trong việc tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

“Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới sụt giảm do tác động của dịch bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc phát biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc phát biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng nhìn nhận thành tựu xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh dịch bệnh, một phần là nhờ vào "những nỗ lực chưa từng có" của cả hệ thống doanh nghiệp cũng như của ngành logistics Việt Nam trong cao điểm phòng chống dịch Covid-19

"Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp logistics đã kêu gọi giảm giá cước vận tải, phí lưu kho lưu bãi, đảm bảo tốt công tác tiêu thụ hàng hóa, góp phần tạo nên thành quả tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 600 tỷ USD," ông Khánh nói.

Tuy vậy, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dịch vụ logistics vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế địa kinh tế của Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực - vấn đề then chốt của ngành logistics

"Năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp, chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả", Bộ trưởng nhận định, một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của những hạn chế nêu trên đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

Ảnh tác giả

Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành logistics sẽ càng tăng thêm khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Đề cập đến 3 nhóm giải pháp chính cho việc phát triển ngành logistics tại TP.HCM, ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Tp.HCM chia sẻ, bên cạnh giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng; ứng dụng công nghệ thông tin, thì yêu cầu đặc biệt cấp bách là phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistic.

Theo ông Sơn, dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ cần thêm 200.000 nhân lực logistics và TP.HCM chiếm một nửa. Tức là mỗi năm TP.HCM cần cung cấp khoảng 10.000 nhân lực ngành logistic.

Hiện TP.HCM có 11 trường đại học, 13 trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo chuyên ngành logistics. Ông Sơn cho rằng, với số lượng cơ sở đào tạo đó, mỗi năm TP.HCM chỉ có thể đào tạo 2.500 nhân lực.

"Vì vậy, trong đề án phát triển logistics, TP.HCM đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực và coi đây là trụ cột để phát triển ngành logistics trong thời gian dài hạn", ông Sơn nói.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam cũng kiến nghị cần có kế hoạch rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có đào tạo về lĩnh vực logistics.

"Với mục tiêu làm sao gắn phát triển nguồn nhân lực logistic với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường nhân lực trong cả nước cũng như của từng vùng và từng địa phương", ông Chương nói.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Chương kiến nghị Chính phủ xem xét dành một khoản kinh phí cho giáo dục đào tạo đối với chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, xem xét đầu tư xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực có trình độ cao, trọng điểm quốc gia ở cả 3 miền trên cả nước hướng tới đào tạo chuyên sâu nhân sự các cấp độ vận hành và quản lý, góp phần nâng cao trình độ nhân lực logistics để có thể đáp ứng được sự phát triển ngày càng nhanh chóng của lĩnh vực này.

Ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Tp.HCM:

Về giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics, TP.HCM đã xác định được mô hình cũng như những vị trí thành lập trung tâm logistics. Dự kiến giai đoạn 2025-2030, TP.HCM sẽ thành lập 7 trung tâm logistics ở những vị trí quan trọng như: Long Bình và Củ Chi với chức năng trung chuyển hàng hóa đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải; Cụm Cát Lái - Phú Hữu với chức năng phân phối hàng hóa quốc tế; Cụm Linh Trung được đề xuất với chức năng bổ sung các dịch vụ ga cảng hàng không nối dài, Tân Kiên và Hiệp Phước với chức năng phân phối hàng nội địa.

Về chuyển đổi số, cần phải kết nối các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để xây dựng các nền tảng số cho logistics nhằm theo dõi các trạng thái thực của luồng hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố, các loại phương tiện vận chuyển và chi phí kèm theo của từng công đoạn…

"Đây là giải pháp mà các cấp chính quyền TP.HCM tâm đắc nhất. Chỉ có giải pháp chuyển đổi số mới giúp ngành logistics vượt qua và vươn lên sau đại dịch", ông Sơn nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.