Trưởng Ban Kiểm soát ngân hàng VPBank nộp đơn xin từ nhiệm

NGÂN HÀNG Việt nAM
18:05 - 26/12/2022
Trưởng Ban Kiểm soát ngân hàng VPBank nộp đơn xin từ nhiệm
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 26/12, HoSE thông báo thông tin từ Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) về việc bà Nguyễn Thị Mai Trinh - Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách VPBank, nhiệm kỳ 2020- 2025 nộp đơn xin từ nhiệm.

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh trước đó đã giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách tại VPBank tại nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tại thông báo nêu, vì lý do cá nhân gia đình, bà Trinh xin được từ nhiệm chức danh Trưởng Ban Kiểm soát và rút khỏi thành viên Ban kiểm soát VPBank kể từ ngày 26/12/2022.

Bà Trinh sinh năm 1972, là cử nhân Luật sở hữu trí tuệ - Đại học Luật sở hữu trí tuệ - Nga; Tiến sĩ Khoa học Kinh tế - Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga và cử nhân Kinh tế - Đại học Tổng hợp Địa chất Matxcova - Nga.

Bà từng trải qua nhiều vị trí công tác ở Matxcova như Kế toán tại công ty Doninanta Service từ năm 1995 đến tháng 9/1998 và tại công ty King Lion từ tháng 10/1998 đến tháng 12/2002. Từ 24/04/2012, bà chính thức trở thành thành viên Ban Kiểm soát VPBank.

Sau khi bà Trinh từ nhiệm, Ban Kiểm soát của VPBank sẽ còn lại 3 thành viên là bà Trịnh Thị Thanh Hằng, bà Kim Ly Huyền và ông Vũ Hồng Cao.

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh - Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách VPBank nhiệm kỳ 2020- 2025 (Ảnh: VPBank)

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh - Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách VPBank nhiệm kỳ 2020- 2025 (Ảnh: VPBank)

Về phía ngân hàng VPBank, vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của VPBank.

Cụ thể, vốn điều lệ trong Giấy phép thành lập và hoạt động của VPBank được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ trên, VPBank chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Ngày 20/12, VPBank vừa giải tỏa 35% đợt 3 cổ phần hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2019 (ESOP 2019) và giải tỏa 35% đợt 2 cổ phần ESOP 2020.

Theo đó, VPBank dự kiến giải tỏa 4,35 triệu cổ phiếu (tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP2019) và 3,5 triệu cổ phiếu (tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP2020). Thời gian dự kiến giải tỏa là 20/12 đến 26/12/2022.

Ngoài ra, ngân hàng này cũng thông báo vừa phát hành 30 triệu cổ phiếu quỹ VPB cho người lao động theo chương trình ESOP, tương đương với 0,675% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu ESOP này bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán 16/8/2022.

Cũng trong tháng 12, VPBank đã tiến hành mua lại toàn bộ 7.970 tỷ đồng trái phiếu của các lô VPBL2124026, VPBL2124027, VPBL2124028, VPBL2124029 và VPBL2124025.

Các lô trái phiếu này đều được phát hành vào tháng 12/2021 có thời hạn 3 năm với lãi suất 2,4%/năm và là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền.

Lô trái phiếu được phát hành với mục đích bổ sung nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn bằng tiền Đồng và nâng cao năng lực tài chính của VPBank, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trên thị trường chứng khoán, VPB từng chứng kiến đợt giảm mạnh khi đi từ vùng giá 21.000 đồng/CP tháng 8/2022 về đáy 20 tháng là 14.650 đồng/CP phiên 15/11. Cổ phiếu này giao dịch tích cực hơn kể từ đó. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch 26/12, thị giá VPB đã giảm 6,26% về mức 17.200 đồng/CP, tăng tương ứng 17% so với mức đáy.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.