Từ ngày 01/10: Được phép xuất toán nợ đã xử lý rủi ro khỏi ngoại bảng sau 5 năm

TÀI CHÍNH Việt nAM
12:55 - 28/09/2021
Từ ngày 01/10: Được phép xuất toán nợ đã xử lý rủi ro khỏi ngoại bảng sau 5 năm
0:00 / 0:00
0:00
Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được; TCTD, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/10/2021 tới đây.

Nội dung Thông tư 11/2021/TT-NHNN đồng thời điều chỉnh nguyên tắc tự phân loại các khoản nợ cấp tín dụng hợp vốn, với nợ đã bán, ủy thác cấp tín dụng, với nợ đã mua, đồng thời sửa đổi các khái niệm về dự phòng cụ thể, dự phòng chung, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, bổ sung khái niệm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Theo đó, Thông tư quy định toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.

TCTD phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm như sau: nhóm nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%. Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Bên cạnh đó, TCTD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nhằm đảm bảo ý thức và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, Thông tư bổ sung quy định: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được; TCTD, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra ngoại bảng, ngân hàng thương mại Nhà nước phải được NHNN phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. (Ảnh: NDH)

Xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra ngoại bảng, ngân hàng thương mại Nhà nước phải được NHNN phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. (Ảnh: NDH)

Đối với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định chỉ được thực hiện trong trường hợp có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được và phải được NHNN phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân; việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định chỉ được thực hiện trong trường hợp có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Một điểm đáng chú ý khác là sự thay đổi trong thời điểm, trình tự phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được quy định trong Thông tư 11 của NHNN. Theo đó, việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng hàng tháng được rút ngắn từ 15 ngày xuống 7 ngày đầu tiên của tháng và gửi về Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC).

Thời gian tối thiểu các TCTD phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được rút ngắn từ 3 tháng/lần xuống 1 tháng/lần. Tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được NHNN tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng” buộc các TCTD xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực hơn và sớm hơn. Tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng” buộc các TCTD xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực hơn và sớm hơn.

Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng, Thông tư 11 của NHNN đã đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn trong vấn đề phân loại nợ và trích lập dự phòng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nợ xấu tiềm ẩn của các ngân hàng có khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2021 cũng như nửa đầu năm 2022, chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu này sẽ tăng dần cho cả năm 2021 và năm 2022./.

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.