Ưu tiên đặc biệt, giảm thuế phí cho vận tải đường thủy

Logistisc Việt nAM
14:58 - 15/10/2021
Phát triển logistics vận tải thủy và ven biển
Phát triển logistics vận tải thủy và ven biển
0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, sẽ có cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để nâng cấp đội tàu, chính sách giảm thuế phí với vận chuyển đường thủy để thu hút khách hàng.

Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam Bùi Thiên Thu cho biết, Việt Nam có 2.360 sông, kênh có tổng chiều dài khoảng 42.000 km với 9 hệ thống sông lớn đổ ra biển thông qua 120 cửa sông, tổng chiều dài đường thủy cả nước đang được quản lý khai thác là hơn 17.000 km.

Hiện nay, toàn quốc đã có 9 hành lang vận tải đường thủy kết nối với nhau và kết nối trực tiếp đến các cảng biển và tuyến vận tải ven biển bằng phương tiện VR-SB.

Hiện, vận tải thủy chiếm khoảng 19% tổng lượng hàng hóa trong nước. Có nghĩa là cứ 5 tấn hàng lưu thông thì có 1 tấn hàng được chuyển bằng đường thủy và chiếm hơn 20% khối lượng hàng hóa luân chuyển toàn quốc.

Vận tải thủy đảm nhận vận chuyển 45% lượng hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ 47,5% và tại ĐBSCL chiếm gần 79,7%”.

Tuy nhiên, đến nay vận tải đường thủy đang gặp nhiều hạn chế như không đồng cấp, tồn tại các điểm nghẽn và các cầu có tĩnh không thấp (như cầu Đuống, cầu Bình Triệu cũ, cầu Đồng Nai cũ, cầu Sa Đéc).

Cự li vận chuyển trung bình của các tuyến đường thủy nội địa là 112km ngắn hơn so với đường bộ (143km) do đó rất ít tuyến luồng bảo đảm cho phương tiện trên 2.000 tấn hoặc phương tiện thủy chở hàng container 3 lớp hoạt động thông suốt an toàn.

Phương tiện thủy hiện nay chủ yếu vẫn là phương tiện loại nhỏ, hoạt động trên tuyến ngắn, năng suất thấp, phương tiện chở hàng trên cả nước mới có 639 chiếc.

Việc kết nối giữa vận tải đường thủy với các phương thức vận tải khác, nhất là đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi, nhiều cảng biển chưa có cầu bến để phương tiện thủy nội địa làm hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vận tải thủy hầu hết là tư nhân, phát triển tự phát, manh mún, năng lực tài chính thấp và phương tiện cũ...

"Đây là hạn chế ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của vận tải đường thủy so với vận tải đường bộ", Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa cho biết.

Giảm thuế phí với vận chuyển đường thủy

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển logistics vận tải thủy và ven biển vào ngày 14/10 mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, ""Ngành giao thông sẽ đề xuất cơ chế đặc biệt để phát triển đội tàu pha sông biển VR-SB, cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng để nâng cấp đội tàu, chính sách giảm thuế phí với vận chuyển đường thủy để thu hút khách hàng... ”.

Nhắc lại dịp tháng 8, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã ký văn bản số 8585/BGTVT-VT, đề nghị các bộ ban ngành liên quan và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đường thủy.

Trong đó, đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường thủy nội địa (ĐTNĐ) nhằm tránh sự đứt gãy chuỗi vận tải, logistics phục vụ sản xuất. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa và nông sản trên các tuyến kênh, mương nội đồng để kết nối các tuyến ĐTNĐ và các cảng, bến.

Các doanh nghiệp tham gia vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm hướng dẫn, quy định của Chính phủ về phòng chống dịch.

Với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc, đây là tín hiệu đáng mừng khi giờ đây đã có thêm giải pháp vận tải thay thế để đảm bảo chuỗi nhập xuất ổn định, liên tục, qua đó giữ vững công tác sản xuất, phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hành động được đề ra nhằm hoàn thành nhiệm vụ của chỉ thị số 37/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa được đưa ra từ tháng 9 năm 2020.

Vẫn còn rất nhiều dự án, chính sách và cơ chế hỗ trợ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để đẩy mạnh sự phát triển cho phương thức vận tải thủy nội địa như một phần của kế hoạch phát triển công nghiệp xanh, mạnh, bền vững của Chính phủ Việt Nam./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.