Việt Nam đề nghị Mỹ tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi năng lượng công bằng

NĂNG LƯỢNG MỸ
22:10 - 05/09/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
Chiều ngày 5/9, tại cuộc tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry đang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công nghệ và tài chính trong chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác với các nước, tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ và quan hệ Đối tác Mekong - Mỹ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam đang nỗ lực tổng thể và quyết liệt trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu để triển khai các cam kết tại COP26. Trong đó, Việt Nam coi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là xu thế phát triển tất yếu của thế giới, cũng như đối với Việt Nam.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, bên cạnh phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế và chia sẻ kinh nghiệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Ảnh: VGP

Về công nghệ, Thủ tướng đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ, chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, giúp Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam xây dựng bản đồ đánh giá chính xác tiềm năng điện Mặt trời, điện gió (bao gồm trên bờ và ngoài khơi) ở các vùng miền.

Về tài chính, các đối tác phát triển cần xem xét cho Việt Nam vay với mức lãi suất hợp lý để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, xây dựng trung tâm truyền tải điện, cung cấp công nghệ thu hồi carbon. Qua đó, tạo cơ chế để năng lượng tái tạo được bán với mức giá hợp lý, phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn ông Kerry tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Về phần mình, Đặc phái viên Kerry tái khẳng định, Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và trong ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu.

Ông John Kerry khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở bền vững, quản lý nguồn nước thông minh và tài nguyên trong hệ sinh thái. Đồng thời ghi nhận các đề xuất của Thủ tướng Chính phủ về công bằng và công lý trong hợp tác chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.