Việt Nam – Nga hướng tới 10 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều

Thương Mại Việt-Nga
21:40 - 23/11/2021
Xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang Nga còn nhiều dư địa
Xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang Nga còn nhiều dư địa
0:00 / 0:00
0:00
Trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch thương mai hai chiều đang ở mức khoảng 4,5 tỷ USD/năm. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Việt Nam đang giữ vị trí số một về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và là đối tác thương mại thứ 6 của Liên bang Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, kim ngạch thương mại Việt - Nga hai chiều giai đoạn 2018 - 2020 là khoảng 4,5 tỷ USD/năm. Trong đó nông sản chiếm khoảng 18 - 20%, tương đương 900 triệu USD/ năm. So với con số trước năm 2018 là khoảng 500 triệu USD/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản hai chiều đã tăng khoảng 80%.

Chia sẻ tại “Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga” chiều 23/11, Thứ trưởng Trần Thành Nam cho rằng, kim ngạch đạt được còn thấp so với tiềm năng kinh tế, quan hệ chính trị lâu đời giữa hai nước và cần tìm cách thúc đẩy giao thương, gia tăng kim ngạch nông, thủy sản và hướng tới tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn

Toàn cảnh diễn đàn

Trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu Việt Nam sang Nga chủ yếu là các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo; đồng thời nhập khẩu từ Nga chủ yếu là thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ và gần đây là các sản phẩm thịt, sữa.

Nhận xét về quan hệ thương mại hai nước, Thứ trưởng Trần Thành Nam nhận định, cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu giữa hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau.

Ảnh tác giả

Do vậy, hai nước cần đẩy mạnh tận dụng lợi thế so sánh và các sản phẩm thế mạnh, đặc biệt là biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh COVID-19 và tăng cường kiểm soát các quy định an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh để mở cửa hơn nữa hai thị trường.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam

Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Trần Thành Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Sergey Lvovich Levin đánh giá, hiệp định EAEU đã mở ra cơ hội mạnh mẽ về thương mại cho hai nước.

“Việt Nam là một trong những thị trường năng động và phát triển trong khu vực. Thời gian qua, mặc dù đại dịch COVID-19 nhưng thương mại nông nghiệp giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hai nước cần tận dụng những lợi thế của hiệp định AEAU để phát triển thương mại nông nghiệp lên mức độ mới”, ông Sergey Lvovich Levin nói.

Thúc đẩy mở cửa hơn nữa hai thị trường

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga cho biết, trong khi các sản phẩm từ các nước khác nhập khẩu vào Nga phải chịu mức thuế thông thường thì hiệp định EAEU đã giúp hàng hóa Việt Nam thuận lợi hơn.

Ảnh tác giả

Để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sản Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt tìm hiểu thị trường tại Nga còn hạn chế.

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga

Đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp, ông Minh cho rằng, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư vào các sản phẩm có lợi thế như cà phê, thủy sản, sản phẩm trái cây chế biến… Nếu doanh nghiệp chỉ xuất khẩu hàng thô thì giá trị rất thấp.

Đáp lời Tham tán thương mại Dương Hoàng Minh, ông Dmitry Krasnov, Cục trưởng Cục Xúc tiến xuất khẩu nông sản Liên bang Nga khẳng định, Nga luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Hiệp định EAEU đã gỡ bỏ những rào cản trong quan hệ thương mại và Nga cũng rất quan tâm tới thị trường Việt Nam là lợi thế trong giao thương giữa hai nước.

Ảnh tác giả

Trong thời gian tới, Cục xúc tiến xuất khẩu nông sản Nga sẽ tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh xuất nhập khẩu, không những tăng lên về số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận mà còn tăng lên về số lượng nông, thủy sản

Ông Dmitry Krasnov, Cục trưởng Cục xúc tiến xuất khẩu nông sản Nga

Trên cơ sở bày tỏ những khó khăn cần tháo gỡ cho ngành thủy sản xuất khẩu sang Nga như cước phí đường biển tăng cao, chưa thể thanh toán bằng đồng tiền nội địa hay những rào cản kỹ thuật, phi thuế quan… bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề xuất một số giải pháp.

Ảnh tác giả

Việc cần làm đầu tiên là tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan hai nước nhằm đánh giá, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong thời gian tới; thay đổi đồng tiền thanh toán từ USD sang thanh toán song phương bằng nội tệ để giảm chi phí cho cả hai bên; rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các doanh nghiệp sớm xuất khẩu trở lại".

Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP

Bên cạnh kiến nghị cơ quan kiểm dịch động vật Liên Bang Nga tăng số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép vào thị trường Nga, Phó Tổng thư ký VASEP cũng đưa ra đề xuất cần mở thêm đường vận chuyển tàu hỏa để giảm áp lực cho đường tàu biển đang đắt đỏ.

Khẳng định tiềm năng thương mại hai nước còn rất lớn, Thứ trưởng Trần Thành Nam cho rằng: “Thời gian tới, cần đẩy nhanh tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại, sớm thành lập Hiệp hội nông sản Việt – Nga và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước đầu tư FDI. Đây là những thuận lợi để nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu nông, thủy sản giữa hai quốc gia”.

Tin liên quan

Đọc tiếp