VietinBank giao bán đấu giá khoản nợ gần 500 tỷ

NGÂN HÀNG Việt nAM
06:30 - 19/11/2021
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Đây là các khoản nợ của Công ty Cổ phần Hà Mỵ và Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ Xuất nhập khẩu Phương Thắng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại Bình Dương và Bình Phước.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Hà Mỵ và Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ Xuất nhập khẩu Phương Thắng với tổng nợ lên tới gần 500 tỷ đồng.

Với khoản nợ của Công ty Hà Mỵ, giá khởi điểm được chào bán ở mức 62,7 tỷ đồng, tương đương 15% tổng giá trị nợ gốc và lãi.

Được biết, khoản nợ có giá trị lên tới hơn 382 tỷ đồng và 1,62 triệu USD (tương đương 37 tỷ đồng). Trong đó, nợ gốc là 157,5 tỷ và 919 nghìn USD, nợ lãi gần 225 tỷ và hơn 700 nghìn USD.

Các tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên bao gồm: Quyền sử dụng đất tại số 10, cụm công nghiệp Hà Mỵ, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; Quyền sử dụng đất tại xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (nay là TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); Nhà xưởng và Quyền sử dụng đất tại ấp Lang Bang Chùa, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tổng diện tích các bất động sản trên lên tới hơn 23.000m2.

Đối với khoản nợ của Công ty Phương Thắng được VietinBank chào bán với giá khởi điểm gần 35,3 tỷ đồng. Trong khi tổng nợ gốc và lãi tạm tính đến ngày 14/10/2021 là hơn 56,4 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo công bố cuối quý III/2021, tổng nợ xấu nội bảng của VietinBank ở mức gần 18.100 tỷ, tăng 90% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng chỉ tăng 6,8% lên gần 1,085 triệu tỷ đồng. Điều này đã khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng mạnh từ mức 0,94% thời điểm đầu năm lên 1,67%.

Tại thời điểm 30/9/2021, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của VietinBank là 21,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 71%) so với đầu năm. Chi phí dự phòng rủi ro trong 9 tháng năm 2021 là 14 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5 nghìn tỷ (tương đương tăng 22%) so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 3/2021, ngân hàng trích lập 5,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến ngày 30/9/2021 là 119%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.