VN-Index 'lỡ hẹn' mốc 1.300 điểm, MWG được khối ngoại gom mạnh

MWG VND
16:05 - 29/03/2024
Thị trường giảm điểm trên diện rộng.
Thị trường giảm điểm trên diện rộng.
0:00 / 0:00
0:00
Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, VN-Index không thể chinh phục vùng 1.300 điểm như kỳ vọng. Dưới áp lực chốt lời ở vùng đỉnh ngắn hạn, chỉ số diễn biến tiêu cực ngay từ đầu phiên và đóng cửa ở mốc 1.284,09 điểm, giảm hơn 6 điểm.

HNX-Index cũng giảm 1,3 điểm, còn UPCoM vẫn tăng nhẹ. Thanh khoản sụt giảm hơn phiên hôm qua, với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 23.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 3.600 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng gần 800 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Dẫn đầu chiều bán ròng là MSN với giá trị 219 tỷ đồng, tiếp theo là VND 190 tỷ đồng, VHM 150 tỷ đồng, STB 145 tỷ đồng, VNM 94 tỷ đồng, PVD 53 tỷ đồng, NVL 48 tỷ đồng, VRE 44 tỷ đồng, CTR 38 tỷ đồng, VCB 37 tỷ đồng…

Ngược lại, MWG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất 170 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có VPB 55 tỷ đồng, SSI 35 tỷ đồng; CTG, DRC, TCH, FRT, CSV trên 20 tỷ đồng…

Đa số các bluechip trong nhóm VN30 đều chịu áp lực điều chỉnh. Giảm mạnh nhất là MSN -2,4%, SHB -1,7%, SSI -1,7%, STB -1,3%, TCB -1,3%, BVH -1,3%, VHM -1%... Các mã còn giữ được sắc xanh là ACB, GVR, MWG, VIB, VIC, VPB, VRE. Trong đó chỉ có VIB tăng đáng kể 1,4%, còn lại chỉ tăng nhẹ.

Xét về nhóm ngành thì chứng khoán là nhóm gây áp lực lớn nhất lên chỉ số. Chỉ có 3 mã còn giữ được sắc xanh là HAC, VFS và VCI, với mức tăng cũng không đáng kể. SSI giảm 1,7%, SHS giảm 2,4%, HCM giảm 1,8%, VIX giảm 2,1%, VND giảm 1,1%... Các mã còn lại giảm 1-3%.

VND vẫn dẫn đầu thanh khoản nhóm chứng khoán với 33,7 triệu đơn vị khớp lệnh, so với các phiên trước đã giảm nhiệt nhiều. Phiên hôm nay, công ty chứng khoán này vẫn chưa thể đưa hệ thống trở lại giao dịch, đánh dấu 1 tuần bị “treo” sau khi bị tổ chức quốc tế tấn công từ 24/3. Trong thông báo mới nhất, VND cho biết hệ thống sẽ hoạt động trở lại từ thứ Hai tuần tới (1/4).

Nhóm chế biến thủy sản giảm sâu thứ hai với VHC -1,1%, ANV -1,6%, ASM -2,3%, FMC -3,3%, IDI -0,8%, CMX -2,1%...

Các nhóm trụ cột khác của thị trường cũng đều diễn biến tiêu cực. Nhóm ngân hàng giảm mạnh nhất là MSB -2,4%, SHB -1,7%, NVB -1,9%, SGB -1,4%, STB -1,3%... BID, CTG, MBB, TCB, VCB giảm dưới 1%. Chiều tăng có ABB, ACB, BVB, LPB, NAB, VIB, VPB. Trong đó LPB bứt phá nhất, tăng 3,9%.

Tại nhóm xây dựng và bất động sản, đa số các mã lớn đều giảm giá. NVL -2,3%, DIG -1,5%, KBC -1,7%, VHM -1%, PDR -0,8%, CEO -2,1%, DXG -0,8%... CII, HHV, HDG, HUT, BCG, IJC, DPG, BCM, HQC, NLG, KDH, REE, TIG, HBC, SJS, HTN… cùng chìm trong sắc đỏ. Chiều tăng ngoài VIC, VRE còn có HDC, TCH, SZC, CTD, LCG, KOS, KSF, FCN… trong đó bứt phá nhất là TCH +3,3%.

Tương tự tại nhóm thép, HPG giảm 1%, NKG và HSG cùng giảm 1,7%.

Đi ngược thị trường hôm nay là nhóm các sản phẩm cao su và dầu khí. Dầu khí có PEQ tăng mạnh 4,4%. BSR, OIL, PVC, PVD, PVS… tăng trên dưới 1%. Ngược lại, PVE nằm sàn giảm hơn 11%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.