VPBank giải toả gần 14 triệu cổ phiếu ESOP trước thềm bán vốn cho SMBC

NGÂN HÀNG Việt nAM
18:25 - 14/08/2023
VPBank giải toả gần 14 triệu cổ phiếu ESOP trước thềm bán vốn cho SMBC
0:00 / 0:00
0:00
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) ngày 14/8 thông báo về việc giải toả gần 13,8 triệu cổ phiếu ESOP tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, Mã: VPB).

Cụ thể, VPBank sẽ giải tỏa gần 5,2 triệu đơn vị, tương đương 35% đợt 2 cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2021 (ESOP 2021) và hơn 8,6 triệu cổ phiếu, tương đương 30% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành 2022. Thời gian thực hiện giải tỏa từ 14/8 đến 18/8.

Trước đó, năm 2021 và 2022, VPBank đã phân phối lần lượt gần 15 triệu và 30 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động, chủ yếu là cho lãnh đạo cấp cao.

Số cổ phiếu ESOP này đều bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm, sau một năm sẽ giải toả 30% số cổ phần; sau hai năm sẽ giải toả tiếp 35% và sau ba năm sẽ giải toả 35% số cổ phần còn lại. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch 14/8, cổ phiếu VPB đóng cửa ở 21.950 đồng/cp, giá cổ phiếu phiên này cao gấp 2,2 lần giá bán cho người lao động theo chương trình ESOP.

Tại diễn biến liên quan, trong quý 3/2023, VPBank dự kiến sẽ hoàn thành thương vụ bán vốn cho đối tác chiến lược SMBC. Đồng thời, ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông lần đầu tiên trong 10 năm qua với tỷ lệ 10% từ nguồn lợi nhuận năm 2022. Trong 5 năm tiếp theo, ban lãnh đạo ngân hàng dự định dành tới 30% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Về tình hình kinh doanh tại VPBank, sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ tại ngân hàng này đạt 6.317 tỷ đồng, giảm 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tại ngân hàng mẹ VPBank và các công ty còn đạt 4.101 tỷ đồng, giảm 66,49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình từ phía VPBank, nguyên nhân lợi nhuận giảm do chi phí lãi tăng và thu nhập thuần từ hoạt động khác giảm cùng với việc tăng trích lập dự phòng rủi ro phòng ngừa nợ xấu.

Ngoài ra, do trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của VPBank tăng đột biến do có khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm của AIA.

Trong năm 2023, ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 24.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD), tăng trưởng 13% so với năm 2022. Tổng tài sản đạt 877.000 tỷ đồng, tăng 39%; tiền gửi khách hàng ước đạt 518.000 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ và dư nợ cấp tín dụng 636.000 tỷ đồng tăng 33%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.