WTO nhận định giao thương toàn cầu đang chậm lại

Thương Mại Quốc Tế
07:29 - 17/11/2021
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Các nguy cơ sụt giá, chênh lệch giữa các khu vực và tình trạng yếu kém về thương mại dịch vụ kéo dài sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng thương mại toàn cầu, theo nhận định của WTO.

Mới đây, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra nhận định, giao thương toàn cầu đang chậm lại sau khi phục hồi mạnh từ cú sốc của dịch COVID-19 trong bối cảnh gián đoạn sản xuất, cùng sự sụt giảm của nguồn cung và nhu cầu nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Theo WTO, chỉ số thương mại hàng hóa trong tháng 11 đã giảm xuống còn 99,5 điểm, gần mức điểm cơ sở 100, sau khi ghi nhận mức kỷ lục 110,4 hồi tháng 8 vừa qua.

WTO nêu rõ các cú sốc nguồn cung, trong đó có tình trạng dồn ứ tại cảng do nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong 6 tháng đầu năm và gián đoạn sản xuất hàng hóa như ô tô và chất bán dẫn đã góp phần gây ra sự sụt giảm trên.

Bên cạnh đó, nhu cầu đối với hàng hóa thương mại cũng đang có chiều hướng giảm, thể hiện qua số lượng đơn hàng.

WTO cũng nhấn mạnh nhu cầu nhập khẩu sụt giảm có thể giúp giảm phần nào tắc nghẽn tại cảng, tuy nhiên, việc tồn đọng đơn hàng hay giao hàng chậm vẫn khó có thể được giải quyết khi số lượng container vẫn ở đang ở gần mức kỷ lục.

Điều này phù hợp với dự báo về khối lượng giao dịch hàng hóa trong năm nay tăng 10,8%, sau đó giảm còn 4,7% trong năm 2022.

Như vậy, các nguy cơ sụt giá, chênh lệch giữa các khu vực và tình trạng yếu kém về thương mại dịch vụ kéo dài sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng thương mại toàn cầu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.