ACBS dự báo tăng trưởng tín dụng tại Techcombank sẽ thấp hơn kế hoạch

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:21 - 03/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán ACB (ACBS) đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Techcombank đạt 25.717 tỷ đồng, tăng trưởng 10,7% so với năm trước, tăng trưởng tín dụng đạt 20,4% thấp hơn kế hoạch được công bố tại ĐHĐCĐ 2022 của nhà băng.

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) vừa ra bản báo cáo dự báo lợi nhuận năm 2022 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), theo đó ACBS cho rằng trong năm nay ngân hàng sẽ thu về 25.717 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10,7% so với năm 2021. Đến năm 2023, ngân hàng sẽ đạt mức 30.731 tỷ đồng lợi nhuận.

Hoạt động tín dụng, dịch vụ cũng như đầu tư chứng khoán sẽ là nguồn lực chính thúc đẩy động lực tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank. Trong đó, nhờ tỷ lệ CASA tiếp tục tăng qua xu hướng giao dịch qua kênh ngân hàng số và khả năng thu hút khách hàng mới, ACBS kỳ vọng CASA tại nhà băng sẽ từ mức 50,5% ở cuối năm 2021 lên mức 52,7% vào cuối năm 2022. Tiếp theo, ngân hàng có thể tăng huy động các khoản vay nước ngoài với lãi suất thấp hơn trong nước.

Bên cạnh đó, ACBS cũng kỳ vọng NIM ngân hàng sẽ giữ được ở mức tương đương như trong năm 2021 nhờ các yếu tố dù lãi suất huy động trên cả thị trường 1 (huy động từ khách hàng) và thị trường 2 (liên ngân hàng) đều chịu áp lực tăng trong năm 2022.

Ngoài ra, ACBS kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng cho Techcombank trong tháng 6 và tăng trưởng tín dụng tại Techcombank cũng sẽ đạt 20,4%. Mức kỳ vọng này thấp hơn so với kế hoạch đã được ĐHĐCĐ phê duyệt là 25%. Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng vẫn ở mức cao nhờ lãi suất cho vay vẫn đang ở mức thấp.

Đối với hoạt động ngoài lãi, ACBS cho rằng năm 2022 Techcombank sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thu nhập từ các hoạt động này. Việc Chính phủ siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng đến phí phát hành tại Techcombank, chiếm khoảng 50% tổng thu phí và 9% lợi nhuận trước thuế của ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chứng khoán, chủ yếu là trái phiếu chính phủ cũng được dự báo sẽ gặp khó khăn trong năm 2022.

Trong quý I/2022, tốc độ tăng trưởng tại nhà băng chậm lại do hoạt động kinh doanh chứng khoán bị lỗ 314 tỷ so với mức lãi thuần cùng kỳ năm trước. Tính đến 31/3/2022, lợi nhuận trước thuế của Techcombank tăng trưởng 23% so với cùng kỳ nhờ áp lực trích lập dự phòng mạnh. Bên cạnh đó, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 10.112 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ.

Đến hết quý I/2022, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67% tương đương đầu năm. Dư nợ tái cơ cấu do Covid-19 tiếp tục xu hướng giảm còn 1.600 tỷ đồng chiếm 0,44% tổng dư nợ và đã được trích lập dự phòng toàn bộ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 161%, tương đương với quý trước.

Các hoạt động kinh doanh chính như thu nhập lãi thuần và thu nhập phí thuần tăng lần lượt 32,5% và 33,5% so với cùng kỳ, tỷ lệ CASA tiếp tục ở mức cao là 50,4%. Chi phí dự phòng ở mức 218 tỷ đồng, giảm mạnh 74,3% và là mức thấp nhất trong 11 quý gần đây.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.