Ấn Độ chật vật đối phó với ô nhiễm không khí

NĂNG LƯỢNG ẤN ĐỘ
15:09 - 17/11/2021
Thủ đô Ấn Độ báo động với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khói mù bao phủ mọi nơi. Ảnh: Dw.com
Thủ đô Ấn Độ báo động với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khói mù bao phủ mọi nơi. Ảnh: Dw.com
0:00 / 0:00
0:00
Trong những ngày gần đây, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã phải đóng cửa các trường học và nơi làm việc do tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Với tình trạng ô nhiễm không khí đạt tới mức nguy hiểm ở thủ đô Ấn Độ và các vùng lân cận trong những ngày gần đây, các nhà chức trách đã phải dùng đến các biện pháp khẩn cấp. Hôm 15/11, Tòa án Tối cao Ấn Độ lệnh cho hàng triệu nhân viên văn phòng làm việc ở nhà để giảm bớt lưu lượng phương tiện giao thông trên đường, đồng thời đề nghị đóng cửa thành phố hai ngày để giúp giảm thiểu ô nhiễm.

Các trường học phải đóng cửa trong một tuần, và các công trường xây dựng yêu cầu dừng hoạt động. Chất lượng không khí đã xấu đi đến mức nhiều người thậm chí buộc phải đeo khẩu trang trong nhà.

Người dân ở New Delhi đang chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra một giãn cách xã hội khác, nhưng lần này sẽ không liên quan đến dịch Covid-19.

"Tôi rất vui vì tòa án đã kịp thời đưa ra quyết định. Vào tầm tháng 11 hàng năm, không khí trở nên vô cùng tồi tệ và chúng tôi không thể làm được gì”, Vinita Garg, một người nội trợ sống tại New Delhi cho biết. “Ô nhiễm không khí khiến con tôi luôn bị sổ mũi và ho. Làm sao chúng tôi có thể tiếp tục sống yên ổn nếu không khí cứ tồi tệ như vậy?”, bà than thở.

Một nghiên cứu mới đây của tạp chí Environmental Research cho thấy, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hơn 2,5 triệu ca tử vong ở Ấn Độ mỗi năm.

Promilla Bhutani, một bác sĩ nhi khoa ở phía nam thành phố cho biết: “Nhiều hộ gia đình hiện đang trải qua một hoặc nhiều căn bệnh do không khí ô nhiễm ở Delhi. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những đứa trẻ khi phải đến trường trong thời tiết độc hại này. Tôi hy vọng sẽ có một số cải thiện trong thời gian sắp tới”.

Phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch

Vấn đề ô nhiễm của thành phố 20 triệu dân ở Ấn Độ đặc biệt tồi tệ vào cuối mùa thu và đầu mùa đông, thời điểm khí thải ô nhiễm từ ngành công nghiệp nặng và các nhà máy nhiệt điện than xả thải mạnh ra môi trường. Quốc gia này có tỷ lệ phát thải carbon dioxide lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, góp phần đáng kể vào sự nóng lên toàn cầu.

Sử dụng năng lượng mặt trời là mục tiêu tương lai của Ấn Độ. Ảnh: Dw.com

Sử dụng năng lượng mặt trời là mục tiêu tương lai của Ấn Độ. Ảnh: Dw.com

Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi mức tiêu thụ than để bắt kịp với nền kinh tế đang bùng nổ. Nhiên liệu hóa thạch giá rẻ hiện đang đóng vai trò cung cấp khoảng 70% điện năng của quốc gia tỷ dân này. Thay vì thu hẹp quy mô, chính phủ đã công bố kế hoạch mở rộng các nhà máy điện than và tăng cường các hoạt động khai thác.

Trong khi đó, mục tiêu tôn chỉ được các nước trên thế giới đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland là “nhân loại phải bước vào giai đoạn kết thúc điện than".

Điện mặt trời là một lựa chọn lý tưởng khi Ấn Độ dần bắt đầu chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Chính phủ Modi đã cam kết mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và biến năng lượng mặt trời trở nên quan trọng như than vào năm 2030. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như vậy, quốc gia này vẫn sẽ phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ đắt tiền từ nước ngoài.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.