Apple có thêm đối tác lắp ráp iPhone tại Ấn Độ

apple ẤN ĐỘ
20:22 - 05/11/2022
Apple có thêm đối tác lắp ráp iPhone tại Ấn Độ
0:00 / 0:00
0:00

Nhà sản xuất theo hợp đồng Pegatron của Đài Loan (Trung Quốc) vừa trở thành đối tác lắp ráp iPhone tại Ấn Độ, khi Apple đang nỗ lực tìm cách mở rộng các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Theo Bloomberg, động thái này diễn ra trong bối cảnh Foxconn, đối tác sản xuất của Apple tại Trung Quốc, đang phải tạm đóng cửa nhà máy vì lệnh phong toả phòng chống Covid. Điều này đã đặt Apple vào thế khó ngay trước mùa cao điểm mua sắm cuối năm.

Do đó Apple đang tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc ngày càng gia tăng, cùng với việc Chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục siết chặt các chính sách "zero-Covid". Cùng lúc này, New Delhi đang định vị Ấn Độ trở thành một đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất.

Theo báo cáo của Counterpoint, đóng góp của Trung Quốc đối với sản lượng iPhone toàn cầu được dự đoán giảm từ 95,8% vào năm 2021 xuống còn 91,2% đến 93,5% trong năm nay. Ngược lại, Ấn Độ lại tăng lên 5% đến 7% so với mức 3% vào năm ngoái.

Hiện tất cả nhà cung cấp lớn nhất của Apple ở Đài Loan (Trung Quốc), gồm Foxconn, Pegatron và Wistron Corp., đều đang tích cực mở rộng dây chuyền sản xuất tại quốc gia Nam Á Ấn Độ để bù đắp cho sản lượng bị ảnh hưởng tại Trung Quốc. Điều đó sẽ giúp sản lượng iPhone xuất khẩu tại Ấn Độ tăng đáng kể.

Ngoài Pegatron, nhà cung cấp Wistron cũng dự định mở thêm một nhà máy tại Kolar (Ấn Độ) vào cuối tháng 11 và bắt đầu sản xuất từ tháng 1/2023. Hiện nay, Wistron sở hữu 4 dây chuyền sản xuất iPhone 14 tại khu công nghiệp Kolar. Trong khi đó, Foxconn sẽ mở rộng một trong các nhà máy gần Chennai (Ấn Độ) và tiếp tục tuyển nhân công.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích cấp cao của Counterpoint là Ivan Lam chia sẻ rằng, một trở ngại lớn đối với chuyển dịch sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc sang Ấn Độ là phần lớn các linh kiện iPhone đều được sản xuất tại Trung Quốc và phải vận chuyển đến các nhà máy lắp ráp nằm bên ngoài nước này.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.