Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý nghiêm vi phạm đấu giá đất

bđs Việt nAM
17:36 - 09/02/2022
Nhà đất Thủ Thiêm tăng đồng loạt sau vụ đấu giá
Nhà đất Thủ Thiêm tăng đồng loạt sau vụ đấu giá
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm hiện tượng trả giá đất cao nhưng sau đó bỏ cọc, nhằm thổi giá đất, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo Bộ Xây dựng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá, thu lợi bất chính đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi và một số vụ việc mang tính chất có tổ chức.

Kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với mức khởi điểm cũng tác động đến thị trường bất động sản khu vực. Cụ thể như với vụ việc ở Thủ Thiêm, mặt bằng giá đất, nhà ở tại khu vực này sau cuộc đấu giá đã đồng loạt tăng dù giao dịch ít.

Cũng theo Bộ Xây dựng, quá trình tổ chức đấu giá đất ở một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá", "quân xanh - quân đỏ" lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá.

Thậm chí còn có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để "dìm giá" như các vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020, tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội năm 2021.

Còn nhiều kẽ hở trong đấu giá Thủ Thiêm

Còn nhiều kẽ hở trong đấu giá Thủ Thiêm

Để xử lý vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục bám sát thị trường, đồng thời thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bộ sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng khác để bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với thị trường.

Đồng thời, bộ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đấu giá đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, trục lợi trong đấu giá đất.

Cùng với đó kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng quy định thống nhất hình thức, trình tự, thủ tục trong tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất.

Bổ sung quy định về số tiền đặt trước khi tham gia đấu giá và số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng khi trúng đấu giá, đồng thời quy định rõ thời hạn người, tổ chức trúng đấu giá phải nộp đủ số tiền trúng đấu giá để hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, "thổi giá" đất.

Đấu giá quyền sử dụng đất sẽ dần trở thành phương thức chủ yếu để lựa chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư, góp phần rất quan trọng để xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh nếu có hành lang pháp lý chặt chẽ.

Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của phiên đấu giá đất tỷ USD tại Thủ Thiêm cùng với việc doanh nghiệp trúng đấu giá bỏ cọc có thể gây bất lợi cho thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Ngay sau phiên đấu giá đất kỷ lục tại Thủ Thiêm, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng Luật Đấu giá 2016 không quy định nhà đầu tư phải nộp thêm “tiền đặt trước”, hoặc phải có văn bản cam kết nộp bổ sung “tiền đặt trước” trong trường hợp nhà đầu tư “trả giá” tài sản đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với “giá khởi điểm của tài sản đấu giá”.

Trong thực tế, đã có một số nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đã nộp “tiền đặt trước” có giá trị thấp, nhưng sau đó đã “xù” không thanh toán tiền trúng đấu giá; hoặc có trường hợp nhà đầu tư “dây dưa” kéo dài việc thanh toán.

Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 về việc nhà đầu tư phải nộp “tiền đặt trước” để được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, theo hướng quy định nhà đầu tư chỉ được “trả giá” lô đất đấu giá “khi có đủ tiền trên tài khoản”, hoặc “khi có tổng tài sản cao hơn giá trị trả giá”, hoặc “khi có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng”

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.