Chậm mở cửa dễ dẫn tới nguy cơ lỡ nhịp, khó phục hồi kinh tế

CHÍNH SÁCH Việt nAM
14:30 - 10/10/2021
Chậm mở cửa dễ dẫn tới nguy cơ lỡ nhịp, khó phục hồi kinh tế
0:00 / 0:00
0:00
Một chiến lược khung thống nhất kết hợp sớm mở cửa trở lại là giải pháp có thể vừa đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế hậu COVID-19.

Đây là những ý kiến được Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Vũ Tiến Lộc đưa ra tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Tại phiên họp, ông Vũ Tiến Lộc nhận định Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong khi kinh tế trong nước tiếp tục suy giảm thì các nền kinh tế khác lại phục hồi, nhất là các thị trường đối tác chiến lược của Việt Nam phục hồi mạnh, các nền kinh tế cạnh tranh cũng bắt đầu phục hồi - ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng mở cửa là giải pháp quan trọng nhất để phục hồi kinh tế

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng mở cửa là giải pháp quan trọng nhất để phục hồi kinh tế

Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, nếu những tháng cuối năm, với sự chuyển đổi chiến lược phòng chống dịch bệnh, kiểm soát dịch COVID-19 tốt hơn thì kinh tế Việt Nam sẽ có điều kiện đảo chiều một lần nữa.

Tại buổi làm việc trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thương mại toàn cầu Tập đoàn NIKE Chris Helzer đề xuất: Không có khoản trợ cấp hoặc giảm thuế nào quan trọng bằng việc cho phép mở cửa trở lại rộng rãi, bền vững trên cơ sở ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động.

Theo ông Chris Helzer, ưu tiên cấp bách nhất là cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại ở quy mô thực sự đầy đủ. Việc mở cửa trở lại này cần được đơn giản hóa và hài hòa giữa các địa phương.

Ông Lộc phân tích, kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều sức ép từ phía doanh nghiệp, người dân cũng như sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu, nguồn vốn FDI... Thực tế này đặt ra yêu cầu phải mở cửa và đây chính là thông điệp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu chậm mở cửa trong 3 tháng tới là lỡ nhịp, khó có thể phục hồi kinh tế.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng quyết tâm mở cửa cần được thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo thực hiện một cách nhất quán. Phải có kế hoạch, lộ trình, khung quy định, tùy tình hình của dịch sẽ có những phương án ứng xử, áp dụng thống nhất giữa các địa phương để người dân doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và sinh hoạt, có biện pháp dự phòng, tạo an tâm cho môi trường đầu tư.

Mặt khác, đại biểu cũng cho rằng cần có sở chỉ huy tiền phương (ban chỉ đạo chung) thực hiện nhiệm vụ kép và nhiệm vụ sống chung với dịch bệnh. Khi đưa ra các chính sách, biện pháp thì phải hài hòa giữa kinh tế và y tế.

Ông Lộc cho rằng cần nhập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, qua đó bảo đảm mọi quyết định chính sách, biện pháp đưa ra đều được cân nhắc toàn diện, chỉ đạo thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Đề xuất biện pháp hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh mở cửa là giải pháp quan trọng nhất, là máy trợ thở cho doanh nghiệp.

Đồng thời, thúc đẩy cải cách thể chế, đơn giản thủ tục hành chính; tăng tốc thực hiện các gói hỗ trợ đã ban hành, bổ sung gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp về thuế, phí, lãi suất... Bên cạnh cứu các doanh nghiệp, cũng cần quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp có tiềm năng bứt phá, tạo năng lực cạnh tranh mới, chuẩn bị có chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đầu tư nhất là trên không gian mạng.

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.