Chưa tăng thuế với giao dịch chứng khoán

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
11:10 - 12/01/2022
Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Ảnh: SGGP
Ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Ảnh: SGGP
0:00 / 0:00
0:00
Thường vụ Quốc hội và các đại biểu đã nghiên cứu rất kỹ đề xuất tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản và thấy rằng giải trình của các cơ quan liên quan là có căn cứ.

Đó là giải thích của ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách về việc Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu phương án tăng thuế với giao dịch chứng khoán, bất động sản, báo cáo Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Nội dung này được nêu trong nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội thông qua chiều 11/1.

Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, đối với một chính sách thuế cần được xem xét rất thận trọng. Nhất là những chính sách liên quan đến thị trường, kênh huy động vốn, trong đó có hướng phát triển đồng bộ thị trường này để giảm tải cho thị trường tiền tệ. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng đây là sự thận trọng cần thiết của Quốc hội. "Nếu chỉ lắng nghe một phía thì chưa toàn diện. Nhất là thị trường chứng khoán có số lượng các nhà đầu tư lớn. Chừng nào chưa có đánh giá tác động rõ ràng thì chưa xem xét", ông Toàn nói.

Trả lời về cơ sở và lộ trình của yêu cầu nghiên cứu phương án tăng thuế chứng khoán, ông Nguyễn Trường Giang - Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết thêm, các bộ chuyên môn giải thích lý do chưa tăng thuế chứng khoán, bất động sản là hợp lý. Do đó, chưa có đủ cơ sở để trình tăng thuế tại kỳ họp này. Tuy nhiên, đề án xây dựng pháp luật cho nhiệm kỳ này đã giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu lộ trình cụ thể hoàn thiện các đạo luật về thuế. Để ban hành chính sách nói chung cũng như chính sách thuế cần tổng kết, đánh giá tác động kỹ càng.

Pháp luật về thuế hiện hành đã bao quát được các giao dịch chứng khoán.

Pháp luật về thuế hiện hành đã bao quát được các giao dịch chứng khoán.

Trước đó, trong khuôn khổ kỳ họp bất thường lần thứ nhất, ngay trong phiên thảo luận đầu tiên ngày 4/1, một số ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng. Phiên thảo luận tổ cũng ghi nhận nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm này.

Trong phiên 7/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Bộ này cho biết quy định của pháp luật về thuế hiện hành đã bao quát được các giao dịch chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số. Vì vậy, việc tăng thuế suất đối với các giao dịch, nhất là giao dịch chứng khoán, bất động sản… cần phải nghiên cứu thận trọng trước khi áp dụng, để giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của thị trường.

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp, tổ chức trong nước nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 20% trên thu nhập; đối với tổ chức nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) áp dụng tỷ lệ thuế 0,1% trên doanh thu bán chứng khoán. Đối với cá nhân áp dụng mức thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán (việc áp dụng mức thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu, giá bán chứng khoán không phân biệt có lãi hay không có lãi).

Còn phía Bộ Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu quan điểm cần giữ nguyên mức này để chứng khoán là kênh hút vốn quan trọng. Bởi hiện thị trường chứng khoán rất tốt, năm 2021 huy động được 7,77 triệu tỉ đồng. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2021, thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán tăng gấp 2,9 lần cùng kỳ, thu từ chuyển nhượng bất động sản cũng tăng 70% lên 11.000 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.