Chứng khoán BIDV muốn phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ

BSC TRÁI PHIẾU
09:24 - 13/09/2023
BSC ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào đầu năm nay.
BSC ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào đầu năm nay.
0:00 / 0:00
0:00
Tại thời điểm 30/6/2023, BSC có nợ vay ngắn hạn 3.147 tỷ đồng, phần lớn là khoản vay ngân hàng với 2.550 tỷ đồng.

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) công bố Nghị quyết HĐQT ngày 11/9 thông qua phương án phát hành trái phiếu năm 2023.

BSC dự kiến phát hành 8.000 trái phiếu riêng lẻ mệnh giá 100 triệu/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị huy động tối đa là 800 tỷ đồng. Kế hoạch phát hành dự kiến chia thành hai đợt, đợt 1 trong quý 3-4/2023 với giá trị tối đa 500 tỷ đồng và đợt còn lại trong quý 4/2023. Đây là các trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm; có kỳ hạn 1 năm kể ngày phát hành của mỗi đợt.

Về mục đích phát hành trái phiếu, công ty dự kiến sử dụng toàn bộ số tiền huy động được để cơ cấu lại nợ. Đó là các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn tối đa 12 tháng.

Trái phiếu có thể được mua lại trước hạn theo thỏa thuận hoặc bắt buộc nếu công ty có vi phạm về luật chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023, BSC có nợ phải trả 3.512 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 3.147 tỷ đồng, tăng 2.218 tỷ đồng (239%) so với đầu năm. Phần lớn nợ vay ngắn hạn là khoản vay ngân hàng với 2.550 tỷ đồng, còn lại là vay cá nhân.

Về tình hình kinh doanh của BSC, nửa đầu năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 604 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ khoản lỗ tài sản FVTPL giảm, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của BSC cao gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2022, đạt 221 tỷ đồng.

Năm 2023, BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 565 tỷ đồng, gấp 3,8 lần kết quả đạt được năm 2022, vào top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HoSE. Sau 6 tháng, công ty đã thực hiện được 49% mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên vẫn chưa thể ghi tên trong top 10.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.